24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bạch Ngọc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

CEO Asanzo nói về chuyện “được minh oan”: Chúng tôi tự cứu lấy mình

Chiều 16/9, trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Văn Tam, chủ tịch HĐQT tập đoàn Asanzo cho biết, hiện nay, tất cả các cơ quan chức năng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động của Asanzo đã có kết luận chính thức. Tập đoàn Asanzo sẽ tổ chức họp báo công bố nội dung kết luận và thông báo về việc nhà máy hoạt động trở lại bình thường.

Mới đây, tập đoàn Asanzo đã đăng tải thông báo liên quan đến việc tổ chức họp báo với nội dung: “Chúng tôi được minh oan” vào ngày 17/09/2019 tại Hà Nội.

Theo đại diện tập đoàn Asanzo cho biết, nội dung buổi họp báo nhằm thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông, người tiêu dùng về kết luận của các cơ quan chức năng liên quan đến nghi vấn nhập hàng Trung Quốc ghi nhãn “Made in VietNam” được phản ánh thời gian qua.

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Phạm Văn Tam cho biết, hiện nay, tập đoàn Asanzo đã nhận được tất cả các kết luận của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vì không có cơ quan nào họp báo công bố nên tập đoàn phải tổ chức để “tự cứu lấy mình”.

“Hiện nay, sau quá trình điều tra, xác minh, chúng tôi đã có kết luận của tất cả các cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao việc thanh tra, kiểm tra gồm: Bộ Công Thương, Tài chính,… Tuy nhiên, không có cơ quan nào tổ chức công bố thông tin chính thức nên chúng tôi phải tự làm".

Bên cạnh việc công bố kết luận thanh tra, chúng tôi cũng sẽ thông báo về việc sẽ đưa các nhà máy sản xuất của Asanzo trở lại hoạt động bình thường” ông Phạm Văn Tam nói.

Ngoài ra, ông Tam thông tin thêm, việc các cơ quan chức năng sau quá trình thanh tra, kiểm tra có kết luận lại không thông báo chính thức khiến doanh nghiệp bị khủng hoảng lớn.

“Các cơ quan đã có kết luận, nếu mình sai thì sẽ có thông tin ngay. Trong trường hợp, đúng 9 sai 1 thế này thì trước giờ có cơ quan nào công bố đâu. Chúng tôi phải tổ chức công bố thông tin để tự cứu lấy mình” ông Tam cho biết.

Trước đó, ông Phạm Văn Tam đã viết tâm thư gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cơ quan chức năng chậm đưa ra kết luận thanh tra sản phẩm thương hiệu Asanzo. Theo đó ngày 30/8/2019, là thời hạn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải có kết luận chính thức, việc các cơ quan chậm trễ khiến doanh nghiệp lâm vào bước đường cùng, Asanzo đã phải xem xét vấn đề tuyên bố phá sản.

Sau đó, Tổng cục Hải quan đã có thông cáo báo chí về vụ việc của Công ty cổ phần tập đoàn (CTCP) Asanzo của ông Phạm Văn Tam. Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết từ ngày 01/01/2017 đến 30/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua hàng với 58 công ty trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”.

Trong đó, có 14 công ty bỏ trốn, 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, 7 công ty đã ngừng hoạt động, 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, 32 công ty đang hoạt động.

Về kết quả kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu của Cty CP Asanzo, Tổng cục Hải quan thông báo, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, Cty làm thủ tục hải quan nhập khẩu 26 tờ khai hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu 171.636.719 đồng; mặt hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu (không thanh toán) gồm bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, lo go bằng kim loại,…Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.

Trao đổi với Dân Việt, CEO Phạm Văn Tam cho biết, ông rất bức xúc và thất vọng về nội dung kết luận của Tổng cục Hải quan. Ông Tam cho biết, nội dung kết luận không đi vào những nội dung trọng tâm, không đúng với chức năng kiểm tra vấn đề có hay không việc gian lận thương mại, sai phạm về hàng hóa sau thông quan? Bên cạnh đó, thông báo kết luận trên còn dùng câu chữ dễ gây hiểu nhầm cho người dân.

Hiện nay, tuy đã có kết luận chính thức về vụ việc của tập đoàn Asanzo, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nếu hệ thống luật pháp vẫn không thay đổi, để tồn tại những bất cập về quy định ghi nhãn hàng thì hàng nghìn doanh nghiệp vẫn trong tình trạng “dở sống, dở chết”, sẽ còn những vụ Asanzo thứ hai.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, vấn đề bất cập trong quy định ghi nhãn mác hàng hóa xuất phát từ nghị định 43 không được hướng dẫn kỹ. Dự thảo Thông tư “Made in VietNam” mới được đưa ra lấy ý kiến gần đây vẫn còn nhiều lỗ hổng.

“Theo tôi, vấn đề mấu chốt là luật đã bắt buộc phải ghi nhãn hàng thì phải giải thích cụ thể. Hiện tại, quy định cho doanh nghiệp tự lựa chọn cách ghi nhưng khi có vấn đề lại không biết phân xử thế nào, điều này ảnh hưởng đến việc sống còn của gần nửa triệu DN trên cả nước.” Luật sư Trương Thanh Đức thông tin.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả