Câu hỏi đơn giản mà không phải ai cũng biết chính xác câu trả lời: Khi nào nên chốt lời cổ phiếu?
Trong đầu tư, việc mua cổ phiếu mới chỉ là một nửa quãng đường của việc đầu tư, quyết định khi nào bán ra cũng là một phần quan trọng không kém.
Khi đầu tư, mục đích cơ bản nhất là thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường chỉ đang nghĩ về cách chọn cổ phiếu, cách tìm điểm mua, mà chưa xác định được tầm quan trọng của ngưỡng chốt lời, "cách bán" cổ phiếu.
- Các mục tiêu chốt lời phổ biến như :
1. Hiện thực hoá lợi nhuận là khi đạt kỳ vọng
Khi đầu tư, nhà đầu tư thường bị cuốn vào vòng xoáy khi thị trường tăng giá, hoặc đặt kỳ vọng quá cao với mức sinh lời của một cổ phiếu. Vì thế, họ thường đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức là muốn chốt lời đúng đỉnh. Nếu bán xong mà giá cổ phiếu vẫn tăng, lòng tham thường khiến những nhà đầu tư này lao theo đà tăng giá. Nhiều trường hợp, điều này để lại những hậu quả, mà phổ biến nhất là "đu đỉnh".
Thực tế, không một ai có thể đoán trước thị trường sẽ diễn ra như thế nào, cho dù đó là những nhà đầu tư hay quản lý quỹ kỳ cựu. Nhà đầu tư huyền thoại William J. O'Neil từng nói: "Bạn sẽ không bao giờ bán được ở đỉnh giá chính xác, do vậy đừng tự giày vò mình nếu cổ phiếu của bạn tiếp tục lên cao hơn nữa sau khi đã bán ra".
Vì thế, trong đầu tư, một yếu tố quan trọng là tính kỷ luật. Nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc mua vào khi giá thấp hơn giá trị, bán ra khi giá cao hơn giá trị và đặc biệt là "biết đủ và hài lòng".
Với những nhà đầu tư ưu thích lướt sóng ngắn hạn đầu cơ theo dòng tiền, mức lợi nhuận từ 2-3% mỗi tháng (tương ứng tổng mức lợi nhuận kì vọng 25% mỗi năm) là con số nhiều người hướng tới. Tỷ suất này là mức không quá khó đạt được trên thị trường. Nhưng điều quan trọng là khi đạt được kỳ vọng, nhà đầu tư phải đảm bảo kỷ luật chốt lời.
Nhà đầu tư thông thái là những người làm chủ được mình trong cuộc chơi. Bởi thế, giữ được sự tỉnh táo luôn là yếu tố quyết định chiến thắng.
2. Mua vì lí do gì thì bán vì lí do đó
Bán ra khi đạt đủ mức sinh lời kỳ vọng là một dạng kỷ luật, thì cắt lỗ khi vi phạm nguyên tắc cũng là một dạng kỷ luật khác mà nhà đầu tư phải làm chủ.
Thị trường chứng khoán vốn là nơi khắc nghiệt và luôn biến động. Sự khắc nghiệt này khiến những nhà đầu tư có kinh nghiệm luôn phải chuẩn bị những "kịch bản xấu".
Ví dụ, nhà đầu tư đặt mục tiêu sẽ chốt lời khi cổ phiếu đạt tỷ suất sinh lời 20%, thì cũng nên đặt ra mức cắt lỗ nếu giảm quá 10%. Việc bán ra phải thực hiện khi một trong hai điều kiện này xảy ra, kể cả đó là cắt lỗ. Đôi khi, giá cổ phiếu có thể giảm tới 20% rồi phục hồi, nhưng cũng có trường hợp, mức giảm sẽ lớn hơn. Vi phạm nguyên tắc đầu tư một lần thì sẽ có lần thứ hai. Tiếp tục vi phạm, việc đầu tư chỉ còn là cảm tính.
Một trong những mệnh đề tham chiếu khác là "mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó".
Nếu nhà đầu tư mua theo yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thì sẽ bán chốt lời khi đạt mục tiêu, hoặc bán cắt lỗ khi một trong các yếu tố ban đầu đảo chiều, tác động tiêu cực lên hoạt động doanh nghiệp, khiến giá cổ phiếu sụt giảm.
Việc kiên định theo quy chuẩn quản trị rủi ro của riêng bản thân đã đặt ra sẽ giúp nhà đầu tư không còn lo lắng tìm điểm bán với cổ phiếu. Có thể nhiều trường hợp mức sinh lời thấp hơn đà tăng thực tế, hoặc "bán đúng đáy", nhưng kỷ luật vẫn hơn là việc đuổi theo và đoán diễn biến thị trường.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận