menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Diệu Linh Daisy Pro

Câu chuyện tỷ giá từ năm 2000 -2020

Mình lại khó ngủ, mỗi lần khó ngủ thì tìm một cái gì đó hay hay để làm. Mình định viết về tỷ giá 2021 – 2022 mà mình thấy “My Idol” anh Trần Ngọc Báu - Chuyên gia trên 24hmoney viết xuất sắc quá rồi, nên mình chỉ. "Tổng hợp chút chút về tỷ giá VN 2000 – 2020 thôi nhen". Mình sẽ chia thành 2 giai đoạn gắn liền với khi chính sách tỷ giá tại Việt Nam thay đổi.

PHẦN 1: Giai đoạn 2000- 2014:

Năm 2000, bỏ trần sàn lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản làm cơ sở tham chiếu, nên các NHTM cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) đua nhau thiết lập lãi suất của mình. Tuy nhiên, về bản chất phải hiểu vẫn là chế độ neo tỷ giá vào đồng USD với nhiều lần điều chỉnh tỷ giá chính thức hoặc điều chỉnh biên độ thôi.

Câu chuyện tỷ giá từ năm 2000 -2020

Trong suốt cái đoạn này, tỷ giá chính thức được 3 lần điều chỉnh nâng lên 14.000 VND/USD (2001); 16.100 VND/USD (2007), 20.693 VND/USD (2011). Năm 2011 cũng là năm VND được phá giá cao ngất ngưởng 9.3% (các bạn có thể thấy như cái hình dưới này á, nguồn dữ liệu trading economics được anh Vũ Hải Đăng chỉ cho mình) và sau đó tiếp tục được nâng nhẹ 1%, ở mức 21.246 VND/USD (2014). Như mình được hiểu là do tình hình kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến cho làm giá vàng và giá ngoại tệ tăng, từ đó khiến đồng nội tệ mất giá. Chưa kể chúng ta bơm tiền nhiều mà nền kinh tế không hấp thụ được nữa, tiền mất giá, khiến cho tỷ giá vọt lên thế. Cái này mình có chia sẻ rồi á, các bạn thấy mình thiếu sót gì thì bổ sung thêm cho mình, mình cảm ơn nha!

Năm 2015:

Hmm, năm đó chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá của NHNN có những bước ngoặt: Tỷ giá trung tâm. Năm đó USD liên tục lên giá do kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc giảm mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, khiến cho các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam giảm.

Ở Việt Nam thì “Double kill” khi việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù lại thâm hụt ngân sách lại còn fail đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao. ÁP LỰC KÉP dồn nén lên thị trường tiền tệ, dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn. Lúc này thật khó để đạt được mục đích giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.

Tháng 8 năm đó, khi mà ngân hàng trung ương (NHTW) Trung Quốc phá giá tiền cua họ, chúng ta đã loay hoay điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng đâu đó 4 lần, đồng thời 2 lần thực hiện tăng biên độ tỷ giá của các NHTM so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Những biến trên thị trường thế giới đã tác động xấu rồi, lại còn không được dự báo một cách đầy đủ nữa. Hậu quả là, cam kết tỷ giá của NHNN đã không được giữ vững "phá" cam kết điều chỉnh không quá 2%/năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biến động bất ngờ trên thị trường ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm niềm tin của thị trường đối với chính sách của NHNN.

Lúc này: Tỷ giá trung tâm ra đời - Tỷ giá chính thức vào giờ chốt giao dịch cuối ngày trước đó cộng với một biên độ nhất định do NHNN quyết định dựa trên các yếu tố diễn biến thị trường, và được lấy làm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau. Thêm vào đó, NHNN còn bổ sung thêm công cụ phái sinh, tức là áp dụng hợp đồng kỳ hạn trong quan hệ ngoại hối giữa NHNN và tổ chức tín dụng (TCTD) nữa. Cách làm mới giúp tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn trên thị trường thế giới nhưng vai trò quản lý của NHNN vẫn được phát huy. Như vậy, tỷ giá sẽ thay đổi hàng ngày theo cơ chế thả nổi có kiểm soát, những đợt thay đổi lớn 2-3% thì không còn, mà sẽ chuyển sang thay đổi dần dần.

Dài lắm rồi, thôi giai đoạn 2 từ 2016 trở đi để khi nào mình up tiếp nhen. À mình có tham khảo thêm 1 chút nguồn đọc “Tài chính tiền tệ “cho chắc chắn thôi. Mình để link ở dưới này nhé! https://thitruongtaichinhtiente.vn/anh-huong-cua-lai-suat...

P/S: Ngày xưa là thủ khoa nhưng mình chỉ muốn bỏ học, trốn học. Cuộc sống khó khăn và mình chỉ muốn lao ra ngoài kiếm vài xu lẻ. Hồi đó dại dột và nguông cuồng lắm. Giờ mình chỉ muốn các bạn hãy học thật nhiều nhé.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Diệu Linh Daisy Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả