Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Sau khi Trung Quốc đòi áp thuế quan 34% lên hàng hóa của Mỹ để đáp trả mức thuế quan của Mỹ, ông Trump đe dọa nếu Trung Quốc không rút lại điều này thì Mỹ sẽ tăng thêm 50% thuế quan đánh lên hàng hóa của Trung Quốc.
Cuộc chiến thuế quan trước mắt đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới giảm mạnh. Nhưng nếu nó thật sự xảy ra một thời gian dài, thị trường chứng khoán là điều mà bạn sẽ quan tâm sau cùng.
Như vậy xác suất nó kéo dài là cao hay thấp? Và khả năng Mỹ sẽ thắng hay thua?
Nhiều người đã đưa ra giả thuyết là các quốc gia khác sẽ tập hợp lại cùng với Trung Quốc để cho Mỹ ra rìa. Thế nhưng ngoài những lập luận chót lưỡi đầu môi thì mình chưa thấy chứng cứ gì thuyết phục cho giả thuyết này. Dữ kiện thực tế thì thấy khác rất nhiều.
Hiện nay đã có hơn 50 quốc gia, tính luôn khối EU, mong muốn đàm phán song phương với Mỹ để giảm thuế quan và giảm bất cân xứng cán cân thương mại với Mỹ. Trung Quốc là thế lực lớn duy nhất chưa có dấu hiệu (bên ngoài) muốn đàm phán với Mỹ. Như vậy thì xác suất là các nước đàm phán với Mỹ để đẩy Trung Quốc ra rìa là cao hơn Trung Quốc cùng với các nước đẩy Mỹ ra rìa.
Nhìn lại lịch sử, năm 1978 Trung Quốc mở cửa thị trường của họ, rất nhiều công ty phương Tây đã vào thị trường này để tận dụng nhân sự giá rẻ và thị trường 1 tỷ người. Thế nhưng để vào được Trung Quốc thì các công ty này phải hợp tác với Trung Quốc, chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Thêm vào đó, rất nhiều ngành nghề Trung Quốc không cho nước ngoài vào. Với điều kiện o ép như vậy, rất nhiều công ty phương Tây vẫn vào Trung Quốc với sự hiểu biết là một ngày nào đó họ sẽ bị đá đít. Hơn nữa, rất nhiều nước phương Tây mở toang cửa cho hàng hóa Trung Quốc tuồn vào mặt dù hàng hóa và dịch vụ của các nước đó rất khó vào Trung Quốc, thậm chí là bị cấm vào. Năm 2001, China gia nhập WTO, các cánh cửa phương Tây đều mở toang cho Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn bảo hộ thị trường nội địa rất mạnh. Thế nhưng không thấy các nước phương Tây hợp lực lại để trừng phạt Trung Quốc. Trái lại, họ cứ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm, với một mong muốn là tận dụng được lợi ích từ Trung Quốc được chút nào hay chút đó, được bao lâu hay bấy lâu.
Thử hỏi các bạn, vị thế nước Mỹ ngày nay so với Trung Quốc năm 1978 hay thậm chí năm 2001 thì thị trường nào hấp dẫn hơn? Các quốc gia, các công ty vẫn muốn vào Trung Quốc năm 1978, năm 2001 mặc dù bị o ép, cấm cản đủ điều. Không thấy ai liên minh lại để chống Trung Quốc vào những lúc đó. Vậy thì năm 2025, công ty nào, quốc gia nào sẽ dám bỏ thị trường Mỹ để mà liên minh lại chống Mỹ?
Nếu kế hoạch sử dụng thuế quan để cân bằng lại cán cân thương mại của nước Mỹ do ông Trump thực hiện mà có thất bại, thì không phải do các công ty hay quốc gia ở bên ngoài dám chống lại, mà là do chính những người Mỹ tham lam phá từ bên trong. Thị trường chứng khoán mới xuống có chút xíu mà nhiều người làm ầm ĩ lên rồi.
Khác với Trung Quốc năm 1978 có tầm nhìn và thời gian hàng chục năm để thực hiện. Nước Mỹ hiện nay chỉ có hơn 1 năm để thắng vụ này. Nếu không, bầu cử giữa kỳ năm 2026 đảng Dân Chủ sẽ thắng ở Quốc Hội và sẽ cản trở các kế hoạch này. Đây là rủi ro lớn nhất của nước Mỹ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Mỹ hiện nay làm theo kiểu tốc chiến tốc thắng. Đơn giản là họ không có nhiều thời gian.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường