Câu chuyện "Á vào Âu ra" khi rót vốn vào Ngân hàng Việt
Bất chấp những khó khăn do COVID-19, Việt Nam trở thành một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy rằng chưa đủ để thu hút những "ông lớn" nhưng nhiều ngân hàng Việt vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (NĐT) trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...
Theo phân tích mới đây, ADB đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay ở mức 6,7% và 7% trong năm 2022, đồng thời GDP của Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng bất chấp sự bùng phát của COVID-19 tại các nước láng giềng.
Đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế, không bất ngờ khi các ngân hàng Việt ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ là bỏ vốn thành lập ngân hàng riêng, họ cũng có muôn vàn cách để gia nhập thị trường 100 triệu dân tại Việt Nam.
Trong khi các nhà đầu tư châu Á nhộn nhịp rót vốn vào Việt Nam, nhiều NĐT phương Tây có kế hoạch thu hẹp đáng kể phạm vi hoạt động.
Theo phân tích mới đây, ADB đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay ở mức 6,7% và 7% trong năm 2022, đồng thời GDP của Việt Nam sẽ vẫn tăng trưởng bất chấp sự bùng phát của COVID-19 tại các nước láng giềng.
Mới đây Citigroup thông báo sẽ rút khỏi mảng thị trường bán lẻ tại Trung Quốc, Ấn Độ và 11 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tổng Giám đốc điều hành của Citigroup, bà Jane Fraser, cho biết những thị trường mà Citigroup rút khỏi đều là những nơi mà tập đoàn không có đủ quy mô cần thiết để cạnh tranh.
Tuy nhiên, ngân hàng sẽ vẫn cung cấp các dịch vụ cho nhóm khách hàng tổ chức và tập trung vào mảng quản lý tài sản - nơi ngân hàng có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, trước đây, các ngân hàng như Deutsche Bank, Bank of America hay một số ngân hàng của Pháp đã vào thị trường Việt Nam từ rất sớm nhưng dần dần phải rút khỏi Việt Nam. Các ngân hàng còn lại như Citibank, HSBC, ANZ hay Standard Chartered tiếp tục trụ lại nhưng hoạt động cũng không quá phát triển.
Có thể nói, các nhà đầu tư trong ngành ngân hàng của phương Tây rút khỏi Việt Nam rất nhiều do thị trường trở nên kém hấp dẫn với họ, trong đó yếu tố chính là rủi ro về nợ xấu và mặt bằng lãi suất huy động cao.
Ông Hiếu nhận định thị trường Việt Nam rất rủi ro đối với các nhà đầu tư phương Tây. Theo đó, một trong những lý do các nhà đầu tư này lo ngại khi tiếp xúc với các ngân hàng tại Việt Nam là rủi ro rửa tiền.
Theo ông, các doanh nghiệp ở Việt Nam khi vay tiền không có hệ thống chấm điểm tín dụng như các nước khác, do vậy, cho vay ở Việt Nam rất rủi ro, khiến các nhà đầu tư không mặn mà trong vấn đề huy động. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động không hiệu quả tại Việt Nam.Chia sẻ thêm, ông Hiếu cho biết trái ngược với các ngân hàng Tây phương thì các ngân hàng châu Á lại mặn mà với thị trường Việt Nam. Cụ thể, rất nhiều ngân hàng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore mua cổ phần tại các ngân hàng Việt. Trên cơ sở những nhận định trên, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng xu hướng các nhà đầu tư châu Á mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất là trong 5 năm. Ông Hiếu đánh giá sẽ chưa có sự chuyển biến ngược chiều xu hướng này trong khoảng thời gian tới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận