Cắt lỗ - nguyên tắc để thành quả đầu tư không tan thành mây khói
Cắt lỗ là điều không ai mong muốn khi đầu tư chứng khoán, nhưng đó sẽ là điều bắt buộc phải làm nếu không muốn thành quả đầu tư biến mất.
Cắt lỗ - điều không ai mong muốn
Cắt lỗ (cutloss) là việc chủ động đóng vị thế và chấp nhận 1 khoản lỗ khi cổ phiếu không diễn biến đúng như tính toán ban đầu.
Khi bước chân vào thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư cho rằng mình đủ thông minh và với vốn kiến thức “uyên bác” này, họ có thể dễ dàng chiến thắng. Cùng với đó là “cái tôi quá cao”, “tính ngoan cố quá lớn” nên thật không dễ dàng gì tuân theo nguyên tắc “cắt lỗ” ngay từ đầu.
Có rất nhiều lý do khiến nhà đầu tư không thể cutloss cổ phiếu. Thứ nhất, do kinh nghiệm thực chiến chưa đủ. Thứ hai, và cũng là lý do của phần đông nhà đầu tư đó là sợ cắt lỗ đúng đáy. Và cuối cùng đó là cảm giác tiếc nuối, vì không ai muốn tài khoản mình bị lỗ cả. Tuy nhiên, nếu không thực hiện cắt lỗ nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với những hệ quả khôn lường vì có một thực tế: thua lỗ càng lớn sẽ càng khó để trở về điểm hoà vốn.
Cắt lỗ thế nào cho đúng?
Nguyên tắc 1: Dựa trên mức lỗ cố định 7-8%
Cảm giác thua lỗ luôn tồn tại và khiến bạn nhớ lâu hơn rất nhiều so với cảm giác “chốt lời”! Vậy để cắt lỗ dễ dàng bạn phải làm được điều này: Hãy là người chịu lỗ kém và chịu lãi giỏi! Tạo cho mình 1 mức cutloss mà mình có thể chịu đựng được. Đó có thể là 5%, 7% hay 10%. Tuân thủ kế hoạch đề ra thì cơ hội chiến thắng về sau càng cao.
Khi dựa trên mức lỗ cố định 7-8%, nhà đầu tư sẽ hạn chế được tối đa rủi ro thua lỗ. Nếu trong trường hợp cứ mua cổ phiếu đúng thời điểm thị trường đang suy yếu khiến mức lợi nhuận trung bình thấp dần thì cần thắt chặt lệnh dừng lỗ, có nghĩa sẽ thực hiện cắt ở mức 5-6% và giảm lượng margin. Kế hoạch quản trị hợp lý trong thời điểm đó là bán 50% số lượng cổ phiếu khi giảm 5% và bán nốt số còn lại khi giá trị giảm 7-8%.
Nguyên tắc 2: Sử dụng đường trung bình
Đường trung bình động (MA) là cách phổ biến nhất để thiết lập các điểm cắt lỗ. Chúng dễ tính toán và được theo dõi rộng rãi. Các đường trung bình động chính bao gồm: Đường trung bình 5, 10, 20, 50, 100 và 200 ngày. Thông qua đường MA, nhà đầu tư xác định xem giá cổ phiếu đã đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự chưa.
Chúng ta có thể dùng đường trung bình MA10 và M20 để quản trị rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư cần đóng vị thể 50% khi giá giảm dưới MA10, 50% tiếp theo khi MA10 cắt MA20 từ trên xuống.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận