24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Huy Cường Vndirect Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cập nhật vĩ mô: Cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô

Chỉ số PMI của Việt Nam vượt mốc 50 điểm lần đầu trong vòng sáu tháng

Lĩnh vực công nghiệp duy trì mức phục hồi nhẹ trong T8/23 khi Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ (T7/23 tăng 3,7% so với cùng kỳ). Trong khi đó, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 50,5 điểm trong T8/23, kết thúc chuỗi năm tháng liên tiếp dưới mốc 50 điểm.

Có thêm tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Dòng vốn FDI tiếp tục cải thiện trong tháng 8/2023. Cụ thể, vốn FDI đăng ký tăng 70,6%, đạt 1,9 tỷ USD và vốn FDI thực hiện tăng 5,3%, đạt 1,5 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp FDI đang lên kế hoạch đầu tư các dự án mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam khi các doanh nghiệp này kỳ vọng về sự phục hồi trong nhu cầu của các thị trường phát triển nhờ sự hạ nhiệt của lạm phát và giảm tồn kho. Đây là các động lực chính thúc đẩy sự cải thiện đáng kể của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong hai tháng gần đây.

Lạm phát bật tăng trong tháng 8/2023

Theo số liệu từ TCTK, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8/2023 của Việt Nam tăng 2,96% (tăng mạnh so với mức tăng 2,06% của tháng 7/2023). Nếu tính trên cơ sở tháng, chỉ số CPI tháng 8 tăng 0,88% so với tháng trước, đây là mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 3/2022. Giá xăng dầu tăng mạnh đã đẩy CPI nhóm vận tải tăng 3,85% so với tháng trước, làm tăng áp lực lên lạm phát chung. Trong khi đó, chỉ số CPI lõi tháng 8 tăng 4,57% , hạ nhiệt nhẹ so với mức tăng 4,65% của tháng 7.

Lãi suất tiền gửi duy trì xu hướng giảm trong tháng 8/2023

Lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng của các NHTM đã giảm xuống mức 5,9% vào ngày 31/08, mức này thấp hơn 0,5 điểm % so với cuối T7/23 và thấp hơn 2,0 điểm % so với cuối năm 2022. Lãi suất gửi tiền chạm đáy do sự dư thừa của thanh khoản hệ thống ngân hàng trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu.

Tỷ giá tăng mang đến những tác động trái chiều cho nền kinh tế

Tỷ giá tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ nợ (đặc biệt là đối với khu vực tư nhân). Nó cũng làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hàng tiêu dùng nhập khẩu, từ đó gia tăng áp lực lên lạm phát trong nước. Vi vậy, khi áp lực từ tỷ giá càng lớn, thì càng ít dư địa cho NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, NHNN vẫn có một số yếu tố hỗ trợ để ổn định tỷ giá, bao gồm:

(1) thặng dư thương mại tăng cao

(2) dòng vốn FDI và kiều hối tích cực

(3) nguồn cung ngoại tệ bổ sung từ các thương vụ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc giữ tỷ giá biến động trong phạm vi phù hợp (< 3%) sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực và giữ tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả