Cập nhật thông tin kinh tế thế giới và trong nước trước phiên giao dịch 20/10
1.THÔNG TIN THẾ GIỚI
• Lạm phát tại Anh đã tăng trở lại trên mức 10% trong tháng 9
Dẫn thông báo của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), hãng tin AFP cho biết Chỉ số Giá Tiêu dùng tại Anh trong tháng 9/2022 đã 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này ngang bằng với mức tăng trong tháng 7/2022 và là mức lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.
Giá thực phẩm và đồ uống, như bánh mì, ngũ cốc, thịt, sữa, phomai và trứng, ghi nhận mức tăng hàng năm gần 15%. Mức tăng giá phần nào được bù đắp bởi giá xăng dầu đang trong đà giảm, cũng như giá vé máy bay giảm mạnh hơn bình thường vào thời điểm trong năm.
Tân Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt đã bày tỏ sự cảm thông với nhiều gia đình đang phải vật lộn với giá cả và hóa đơn năng lượng tăng cao. Do đó, Chính phủ Anh sẽ ưu tiên giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, trong khi mang lại sự ổn định kinh tế rộng lớn hơn và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
Ông Hunt đã chỉ ra lạm phát cơ bản, không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, ngày càng tăng, chạm mức cao mới của 30 năm là 6,5%.
Các nhà phân tích cho hay số liệu lạm phát trên sẽ gây sức ép cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tiếp tục tăng lãi suất với mức tăng mạnh hơn. Capital Economics lưu ý, BoE có thể tăng lãi suất tới 1 điểm phần trăm lên 3,25% tại cuộc họp vào tháng 11 tới.
• Các quỹ đầu tư toàn cầu giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm
Theo khảo sát các nhà quản lý quỹ toàn cầu (FMS) hàng tháng của ngân hàng Bank of America, các công ty quản lý quỹ đang giữ tỷ lệ tiền mặt trong danh mục cao nhất trong 21 năm trở lại đây.
Cụ thể, khảo sát cho thấy mức tiền mặt bình quân trong danh mục của các công ty quản lý quỹ là 6,3% trong tháng 10. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2001.
Theo Bank of America, các nhà đầu tư đang giảm tỷ trọng cổ phiếu do dự báo u ám về suy thoái kinh tế và các chỉ số rủi ro thị trường đang ở mức cao do lo ngại về tiền tệ và tín dụng.
Tuy nhiên, Bank of America cho rằng, kỳ vọng ngày càng lớn của nhà đầu tư về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy thị trường có thể phục hồi mạnh trong năm 2023. Tỷ lệ các nhà quản lý quỹ tham gia khảo sát dự báo lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong 12 tháng tới đã tăng gấp đôi lên 28% vào tháng 10, so với 14% của tháng 9.
Khảo sát FMS của Bank of America là báo cáo hàng tháng với 371 nhà đầu tư tổ chức, nhà quản lý quỹ tương hỗ và phòng hộ trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến 13/10. Nhóm này đang quản lý khối tài sản trị giá tổng cộng 1.100 tỷ USD.
2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM
– Tuy nhiên, cộng dồn 9 tháng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 12.275 tỷ USD. Riêng xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8.572 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2021, chiếm tỷ trọng đến 69,83%/tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
– Bên cạnh đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh trong thời gian qua, cũng là yếu tố chính tác động lên kim ngạch của ngành hàng này. Tháng 9, xuất khẩu sang thị trường này giảm đến 16,24% so với tháng 8, dù cộng dồn 9 tháng vẫn tăng 1,92% so với cùng kỳ năm ngoái.
– Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều thị trường cũng giảm nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam. Chẳng hạn, lạm phát vẫn đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng là các nước EU khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng duy trì việc thắt chặt chi tiêu.
– Năm nay, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD. Mặc dù 9 tháng qua xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có tăng nhưng không nhiều, dự báo xuất khẩu quý cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn, và mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD của ngành gỗ sẽ rất khó khăn để hoàn thành.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận