Cập nhật thông tin kinh tế thế giới và trong nước
1. THÔNG TIN THẾ GIỚI
● Mỹ: Giá nhà ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước tới nay
– Chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller được công bố gần đây, cho thấy giá nhà tại Mỹ đã giảm 2,6% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm nay. Đó là mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay.
– Doanh số bán nhà đang sử dụng tại Mỹ tháng 9/2022 cũng giảm đến tháng thứ tám liên tiếp. Theo Market Watch, doanh số bán nhà đang sử dụng trong tháng 9/2022 giảm 1,5% so với tháng trước đó, xuống còn 4,71 triệu căn, đây là mức suy giảm tệ nhất tính từ tháng 5/2020. Tình trạng suy thoái của thị trường bất động sản Mỹ đang ảnh hưởng đến cả ngành này và giảm doanh số bán nhà, khi cả người mua và người bán đang e ngại.
– Giới chuyên gia cho rằng khi Fed nâng lãi suất lên cao hơn, việc các ngân hàng cho vay theo hình thức thế chấp sẽ trở nên đắt đỏ hơn và khả năng tài chính của người dân Mỹ để mua được nhà ở sẽ trở nên kém hơn. Do triển vọng kinh tế vĩ mô đầy khó khăn, giá nhà ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục hạ nhiệt
2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM
● Bộ trưởng GTVT yêu cầu giải ngân 20.000 tỷ đồng vốn dự án 2 tháng cuối năm
– Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa có cuộc họp yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án giải ngân phải có khối lượng, kiên quyết điều chuyển vốn những dự án giải ngân chậm, xử lý các tồn đọng trong công tác quyết toán các dự án để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn.
– Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết, từ nay tới cuối năm, số vốn Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân khoảng 20.194 tỷ đồng (chiếm 40,1%).
– Trong đó, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 cần giải ngân hơn 6.500 tỷ đồng (chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB)); 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 cần giải ngân khoảng gần 3.910 tỷ đồng; các dự án ODA cần giải ngân khoảng 2.494 tỷ đồng; các dự án quan trọng, cấp bách cần giải ngân gần 1.514 tỷ đồng. Nhóm các dự án giao thông còn lại cần giải ngân khoảng 5.470 tỷ đồng.
– Trước áp lực giải ngân rất lớn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá con số hơn 20.000 tỷ đồng phải giải ngân không hề đơn giản khi thời gian chỉ còn 2 tháng. Vì vậy, theo ông Thắng, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án giải ngân phải quyết liệt hơn, phải có khối lượng, không chỉ là tạm ứng. Phải điều chuyển vốn những dự án có kết quả giải ngân chậm sang dự án giải ngân nhanh, xử lý các tồn đọng trong công tác quyết toán các dự án để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn, bộ trưởng yêu cầu.
● Đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xăng dầu
– Tại dự thảo Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN mặt hàng condensate (mã HS 2709.00.20) từ 3% xuống 0%. Đây là một trong những nguyên liệu dùng để sản xuất xăng dầu trong nước.
– Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với mặt hàng này không làm giảm thu ngân sách nhà nước do thời gian qua không phát sinh kim ngạch nhập khẩu (theo thuế suất thuế nhập khẩu thông thường).
– Nếu thực hiện theo phương án này, dự kiến sẽ góp phần tạo điều kiện cho nhà máy lọc hóa dầu trong nước tiếp cận nguồn nguyên liệu với chi phí thấp hơn. Từ đó góp phần giảm giá thành.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận