Cập nhật ngành thủy sản và phân bón- Cổ phiếu nào triển vọng trong năm 2022
Cổ phiếu nào triển vọng trong năm 2022
1/ NGÀNH THỦY SẢN
Sáng ngày 04/4, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị giao ban và triển khai nhiệm vụ kế hoạch tháng 4/2022 và quý II/2022. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD, tăng 22,4% so với vùng kỳ 2021, lũy kế 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng kỷ lục tính theo quý của xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ trước đến nay.
Đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu nhờ cá tra đang trên đà hồi phục mạnh khi 3 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 646 triệu USD (tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái). Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu khi chiếm 27% giá trị xuất khẩu toàn ngành.
Trong khi đó, đối với nhóm mặt hàng tôm, trong quý đầu năm nay đạt trên 900 triệu USD (cao hơn 37% so với năm ngoái), chiếm 37% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Nhờ sự tăng trưởng tích cực trong quý đầu năm, các doanh nghiệp Thủy sản đặt mục tiêu lãi kỷ lục trogn năm 2022 sau thời gian dài ảm đạm do dịch COVID-19. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (Mã chứng khoán là IDI) đặt mục tiêu lãi kỷ lục trong năm 2022 là 900 tỷ đồng (tăng đến 528% so với năm ngoái), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã chứng khoán ACL) kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng hơn 318% lên 200 tỷ đồng , hay Công ty cổ phần Thủy sản Mê Kông (AAM) đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận tăng hơn 340%.
Các doanh nghiệp lớn khác như Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cũng lên kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số. Theo thống kê sơ bộ, trong 2 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ Sao Ta đạt hơn 40 triệu USD (khoảng 920 tỷ đồng), tăng hơn 62% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu hơn 1.850 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, theo VASEP, hiện nhu cầu các mặt hàng thủy sản ở các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh… đang rất lớn. Hàng loạt các nhà hàng, siêu thị... ở các thị trường đang mở cửa trở lại, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đầy ắp đơn hàng đến cuối năm.
DANH MỤC CỔ PHIẾU NGÀNH THỦY SẢN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TRONG NĂM 2022: FMC, VHC, IDI, ACL, AAM
2/ NGÀNH PHÂN BÓN
Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cả phương Tây (EU) và Mỹ đã trừng phạt Nga trên diện rộng, điều này đã khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề; Tuy nhiên, từ cuối tháng 3, tình hình đột ngột thay đổi 180 độ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tung 3 đòn đáp trả liên tiếp khiến tình hình hoàn toàn thay đổi và làm cho phương Tây khó chống cự.
Đòn đánh đầu tiên là về khí đốt tự nhiên, buộc phương Tây phải chấp nhận các điều kiện của Nga khi thanh toán mua khí đốt từ Nga bằng đồng Rúp. Chỉ riêng đòn này đã khiến đồng rúp, vốn đã giảm mạnh về giá trị sau lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, đã tăng lên lại về mức trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.
Đồ thị biến động tỷ giá USD/RUB
https://vn.investing.com/currencies/usd-rub
(Trước khi xảy ra xung đột Nga – Uk, 1 USD đổi được khoảng 75 – 77 RUB, sau khi xảy ra xung đột, Mỹ và EU đã ra lệnh trừng phạt kinh tế Nga thì đồng RUB đã giảm mạnh, đỉnh điểm vào ngày 6/03, tỷ giá USD/RUB lên đến 121, tức 1 USD tương đương với 121 RUB, tuy nhiên sau khi Nga tung đòn đáp trả thì hiện tỷ giá USD/RUB đã giảm về mức cũ, hiện 1 USD chỉ đổi được khoảng 81 RUB, trở về gần với mức trước khi xảy ra chiến sự và lệnh cấm vận của Mỹ)
Đòn thứ hai là về lương thực, Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Hàng trăm con tàu chở đầy ngũ cốc ban đầu đến châu Âu đã bị Nga giữ lại khi đi qua Biển đen, buộc Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen phải "cầu xin" Putin vào ngày 23 tháng 3, kêu gọi Nga thả các con tàu, nhưng Putin đã phớt lờ điều đó. Hiện giá lương thực toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay khi thế giới đang phải đối mặt với siết chặt nguồn cung từ Nga và Ukraine cùng với chi phí phân bón tăng cao.
Đòn thứ ba, cuối cùng và cũng là đòn mạnh nhất, đó là phân bón. Sau một tháng công bố các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa Nga trong đó có phân bón, Hoa Kỳ nhận thấy rằng họ đã phấn khích khi đưa phân bón vào danh sách trừng phạt khi Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói ở một số quốc gia. Chỉ tính riêng trong tháng 3, giá phân bón trên thị trường thế giới đã tăng 30-50%. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman mới đây cho biết, Mỹ lo ngại về việc giá lương thực tăng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và họ đã gỡ lệnh trừng phạt đối với phân bón của Nga vào ngày 24/03 với hi vọng điều này sẽ giúp hạn chế sự gia tăng giá của phân bón trên thị trường Hoa Kỳ (chúng đã tăng 30-50% chỉ riêng trong tháng 3).
Tuy nhiên trước đó Nhà xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới đã đình chỉ xuất khẩu phân bón hóa học để đáp lại lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU khi Bộ trưởng Bộ Công Thương Denis Manturov cho biết Nga đã quyết định “tạm thời hạn chế” cung cấp phân bón ra thị trường nước ngoài tại cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và các thành viên chính phủ vào ngày 10/3. Lệnh ngừng xuất khẩu phân bón của Nga đã làm cho việc gỡ lệnh trừng phạt đối với phân bón Nga của Mỹ với hi vọng hạn chế sự tăng giá phân bón trong thời gian tới hoàn toàn sụp đổ.
Sản lượng phân bón hàng năm của Nga là trên 50 triệu tấn, chiếm 13% sản lượng phân bón toàn cầu, việc Nga đình chỉ xuất khẩu phân bón sẽ tạo ra khoảng trống mà khó có quốc gia nào có thể lấp đầy.Tất cả những ai hiểu biết về nông nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của phân bón hóa học. Giá phân bón thế giới theo đó đã tăng từ 30 – 50% so với thời điểm trước khi xung đột Nga và Ukraine xảy ra. Giá phân bón hóa học tại Mỹ hiện đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, làm cho một bộ phận lớn nông dân Mỹ quyết định từ bỏ việc trồng ngô (bắp) để chuyển sang trồng đậu tương, loại cây có nhu cầu phân bón hóa học chỉ bằng 1/3 so với trồng Ngô. Ngô là nguồn cung cấp thức ăn chính cho ngành chăn nuôi, nếu không có ngô thì ngành chăn nuôi sẽ bị thiệt hại nặng, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ sữa ở phương Tây rất cao, do đó, đòn đánh thứ ba của Nga có thể khiến cả phương Tây và Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng về lương thực và cuộc sống của người dân bắt đầu trở lên xáo trộn.
Các chuyên gia chắc chắn rằng tình hình thị trường phân bón sẽ có tác động tiêu cực đến giá lương thực. “Giá khí đốt tăng cao buộc các nhà sản xuất phân đạm của châu Âu phải dừng lại. Theo ước tính, hoạt động của các nhà máy sản xuất amoniac và urê ở EU trở nên không có lãi với giá khí đốt ở mức trung bình trên 1 USD/ mét khối, và hiện giá khí đốt đang ở mức cao hơn nhiều so với giá trung bình có lãi”. Chuyên gia kỳ vọng giá phân bón nitơ và kali sẽ tăng trưởng hơn nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá lương thực, vì nông dân châu Âu sẽ phải mua phân bón đắt hơn.
Hiện lệnh đình chỉ xuất khẩu phân bón của Nga sẽ có hiệu lực đến hết tháng 5/2022. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc cũng đã có lệnh hạn chế xuất khẩu nitơ (đạm) cho đến nửa cuối năm 2022 để đảm bảo đủ nguồn cung phân bón trong nước khi tình trạng khan hiếm nguồn cung ngày càng gia tăng. Với lệnh hạn chế xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc, cộng với chi phí giá khí đốt tự nhiên thế giới tăng cao (nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp và sản xuất phân bón là khí đốt tự nhiên), những điều này sẽ làm cho giá phân bón trên thế giới khó có thể hạ nhiệt trong năm 2022.
Đồ thị giá Hợp đồng Tương Lai Phân Ure - (UMEc1) - cập nhật theo thời gian thực
https://vn.investing.com/commodities/urea-granular-fob-middle-east-futures
Đồ thị giá Hợp đồng Tương lai Bắp (Ngô) Hoa Kỳ - cập nhật theo thời gian thực
https://vn.investing.com/commodities/us-corn
Tình trạng thiếu phân bón, trầm trọng hơn do chiến tranh ở Ukraine, đang đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao và khan hiếm (06/04/2022)
https://www.cnbc.com/2022/04/06/a-fertilizer-shortage-worsened-by-war-in-ukraine-is-driving-up-global-food-prices-and-scarcity.html
Những người đứng đầu của Ngân hàng Thế giới, IMF, WFP và WTO kêu gọi hành động phối hợp khẩn cấp về an ninh lương thực (13-04-2022)
https://www.imf.org/en/News/Articles/2022/04/13/pr22117-joint-statement-wbg-imf-wfp-and-wto-call-for-urgent-coordinated-action-on-food-security
Một vài thông tin cập nhật về giá phân bón trong nước vào đầu tháng tư mà báo chí đưa tin:
Nông dân phải "tằn tiện" đầu tư cho cây trồng khi giá phân bón tăng cao (09/04/2022)
https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nong-dan-phai-tan-tien-dau-tu-cho-cay-trong-khi-gia-phan-bon-tang-cao-post935942.vov
Giá phân bón tăng cao, nhà nông Miền Tây thua lỗ nặng (10/04/2022)
https://laodong.vn/kinh-te/gia-phan-bon-tang-cao-nha-nong-mien-tay-thua-lo-nang-1032483.ldo
Cập nhật giá phân bón ngày 12/04/2022
Nỗ lực đối phó khủng hoảng lương thực (14-04-2022)
https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/no-luc-doi-pho-khung-hoang-luong-thuc-20220413205048415.htm
DANH MỤC CỔ PHIẾU NGÀNH PHÂN BÓN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TRONG NĂM 2022: DPM, DGC, DCM, BFC, DDV, LAS, SFG, PMB;
(Lưu ý: Chỉ riêng quý 1/2022. LNST của DCM đã đạt khoảng 1300 tỷ - gấp 8 lần so với cùng kỳ, tuy nhiên không rõ lý do gì mà trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2021 vừa công bố, ban lãnh đạo DCM đề ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ là 512 tỷ, trong khi chỉ riêng quý 1/2022 thôi thì lợi nhuận sau thuế mà DCM đã đạt được là gấp hơn 2,5 lần lợi nhuận sau thuế kế hoạch đặt ra, dụng ý gì đây, quý NĐT tự suy ngẫm xem nhé. Còn LNST quý 1/2022 của DPM ước đạt hơn 1800 tỷ - gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2021)
Chỉ trong tháng 3, Đạm Cà Mau (DCM) xuất khẩu phân bón đạt 50 triệu USD, lũy kế từ đầu năm đến nay gần 97 triệu USD, vượt 24% kế hoạch và tăng 433 % (gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ) so với cùng kỳ
https://www.baohomnay.com/Kinh-te/Ca-Mau-Xuat-khau-phan-bon-tang-truong-manh-3440469.html
Thông tin mới cập nhật để quý nhà đầu tư tham khảo thêm
CUỘC CHIẾN CỦA NGA Ở UKRAINE LÀM TRẦM TRỌNG THÊM TÌNH TRẠNG THIẾU PHÂN BÓN, GÂY RỦI RO CHO NGUỒN CUNG CẤP LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI
https://www.latimes.com/world-nation/story/2022-04-13/russian-war-worsens-fertilizer-crunch-risking-food-supplies
Bài viết đăng trên thời báo Los Angeles – Mỹ vào ngày hôm nay 14-04-2022, Thành xin lược dịch sơ qua vài ý chính sau đây xin gửi đến quý Nhà đầu tư:
Vào tháng 3, nông dân Kenya đã đổ phân gia súc từ một chiếc xe tải để bón cho cây trồng vì phân bón vô cơ quá đắt đỏ. Kenya - Monica Kariuki chuẩn bị từ bỏ công việc đồng áng. Điều khiến cô ấy rời bỏ 10 mẫu đất bên ngoài Nairobi không phải là thời tiết xấu, sâu bệnh hay bạc lá – chúng là những lời nguyền trong nông nghiệp truyền thống - mà là phân bón: Nó trở lên tốn quá đắt đỏ và tốn nhiều tiền.
Bất chấp cách biệt hàng nghìn dặm từ chiến trường Ukraine , Kariuki và trang trại bắp cải, ngô và rau bina của cô là nạn nhân gián tiếp của cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Putin. Chiến tranh đã đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao, một thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón, cùng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga, một nước xuất khẩu phân bón lớn.
“Tôi không thể tiếp tục kinh doanh nông nghiệp. Tôi đang bỏ nông nghiệp để thử một thứ gì đó khác, '' cô nói. Tuần trước, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 3 của tổ chức này đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu vào năm 1990.
Cuộc khủng hoảng phân bón có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn nữa nguồn cung cấp lương thực trên toàn thế giới, vốn đã bị hạn chế bởi sự gián đoạn các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine và Nga. Việc mất nguồn cung cấp lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc khác với giá cả phải chăng làm tăng viễn cảnh thiếu lương thực và bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi và một số quốc gia châu Á, nơi hàng triệu người sống dựa vào bánh mì được trợ cấp và mì giá rẻ.
Nhóm viện trợ Action Aid cảnh báo rằng các gia đình ở vùng châu Phi đang bị đẩy "đến bờ vực của sự sống còn".
Liên Hợp Quốc cho biết Nga là nước xuất khẩu phân đạm số 1 thế giới và số 2 về phân lân và kali. Đồng minh của Nga là Belarus, cũng đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, là một nhà sản xuất phân bón lớn khác.
Nhiều nước đang phát triển - bao gồm Mông Cổ, Honduras, Cameroon, Ghana, Senegal, Mexico và Guatemala - phụ thuộc vào Nga với ít nhất 1/5 lượng hàng nhập khẩu của họ.
Xung đột cũng đã làm tăng giá khí đốt tự nhiên vốn đã cắt cổ , được sử dụng để sản xuất phân bón nitơ. Kết quả là: Giá năng lượng ở châu Âu cao đến mức một số công ty phân bón “đã đóng cửa kinh doanh và ngừng vận hành nhà máy”, David Laborde, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, cho biết.
Đối với nông dân trồng ngô và bắp cải Jackson Koeth, 55 tuổi, ở Eldoret ở miền tây Kenya, tác động của cuộc xung đột ở Ukraine có vẻ rất xa vời và khó hiểu cho đến khi ông nhận ra mình phải quyết định có nên tiến hành vụ trồng trọt sắp tới hay không khi giá phân bón đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Koeth cho biết anh quyết định tiếp tục trồng nhưng chỉ trên một nửa diện tích của những năm trước. Tuy nhiên, anh ta nghi ngờ rằng anh ta khó có thể kiếm được lợi nhuận với giá phân bón đắt đỏ như vậy.
Tại Trung Quốc, giá kali - loại muối giàu kali dùng làm phân bón - tăng 86% so với một năm trước đó. Giá phân đạm đã tăng 39% và phân lân tăng 10%. Tại thành phố Tai'an, miền đông Trung Quốc, người quản lý một hợp tác xã 35 gia đình chăn nuôi lúa mì và ngô cho biết giá phân bón đã tăng 40% kể từ đầu năm. “Chúng tôi khó có thể kiếm được tiền,” người quản lý nói.
Terry Farms, nơi đang sản xuất trên diện tích 2.100 mẫu Anh tại Hạt Ventura, đã chứng kiến giá một số loại phân bón tăng gấp đôi; Phó chủ tịch William Terry của công ty cho biết việc thay thế phân bón là rất rủi ro vì các phân bón thay thế rẻ hơn có thể không mang lại cho “cây trồng những gì nó cần”.
Khi mùa trồng trọt đến gần ở Maine, nông dân trồng khoai tây đang vật lộn với việc giá phân bón tăng từ 70% đến 100% so với năm ngoái, tùy thuộc vào sự pha trộn.
Tại Prudentopolis, một thị trấn thuộc bang Parana của Brazil, nông dân Edimilson Rickli đã khoe một nhà kho chứa đầy các bao phân bón nhưng nó chỉ đủ dùng trong vài tuần tới. Anh ấy lo lắng rằng, với cuộc chiến ở Ukraine không có dấu hiệu lắng xuống, anh ấy sẽ phải bỏ trang trại khi không có phân bón để trồng lúa mì, lúa mạch và yến mạch vào tháng sau.
Trong khi đó, Ấn Độ đang tìm cách nhập khẩu phân bón nhiều hơn từ Israel, Oman, Canada và Saudi Arabia để bù đắp cho các lô hàng bị mất từ Nga và Belarus.
Kishor Rungta thuộc tổ chức phi lợi nhuận Fertilizer Assn cho biết: “Nếu sự thiếu hụt nguồn cung trở nên tồi tệ hơn, chúng tôi sẽ sản xuất ít hơn. “Đó là lý do tại sao chúng ta cần tìm kiếm các giải pháp để có được nhiều phân bón hơn trong nước.”
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ cấp 250 triệu USD viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ sản xuất phân bón của Hoa Kỳ.
Chính phủ Thụy Sĩ đã giải phóng một phần dự trữ phân đạm.Tuy nhiên, không có câu trả lời dễ dàng cho vấn đề kép của “GIÁ PHÂN BÓN CAO HƠN” và “NGUỒN CUNG HẠN CHẾ”. Nhà nghiên cứu thực phẩm LaBorde cho biết ít nhất trong 12 cho đến 18 tháng tới, việc "tìm nguồn cung phân bón thay thế Nga để lấp đầy khoảng trống là rất khó khăn"
ĐIỂM QUA GIÁ MỘT SỐ CỔ PHIẾU NGÀNH PHÂN BÓN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN SÀN NYSE ĐỂ NHÀ ĐẦU TƯ THEO DÕI – CỔ PHIẾU PHÂN BÓN QUỐC TẾ CÓ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CÙNG CHIỀU VỚI CỔ PHIẾU PHÂN BÓN TRONG NƯỚC
Nutrien Ltd. (NTR):
Nutrien sản xuất kali, nitơ và các sản phẩm phân bón phốt phát, đã tăng khoảng 60% trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng Nutrien sẽ báo cáo thu nhập 13,68 USD/ cổ phiếu trong năm nay, hiện cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E chỉ khoảng 8, mức rất thấp so với toàn thị trường ở giai đoạn hiện tại.
Thông tin tài chính và Đồ thị giá của cổ phiếu Nutrien: https://finance.yahoo.com/quote/NTR?p=NTR
The Mosaic Company (MOS):
Công ty Mosaic được thành lập vào năm 2004 và có trụ sở chính tại Tampa, Florida. Thông qua các công ty con của mình, Mosaic chuyên sản xuất và cung cấp các loại phân bón gồm phốt-phát, kali cô đặc cung cấp cho thị trường Mỹ và Quốc tế. Giá cổ phiếu của Mosaic đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 6 tháng vừa qua.
Thông tin tài chính và Đồ thị giá của cổ phiếu Mosaic:
https://finance.yahoo.com/quote/MOS/profile?p=MOS
CF Industries:
CF Industries được thành lập vào năm 1946 và có trụ sở chính tại Deerfield, Illinois. Một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón hỗn hợp với nitơ, phốt pho và kali. Các sản phẩm chính của nó bao gồm amoniac khan, urê dạng hạt, urê amoni nitrat và các sản phẩm amoni nitrat. Giá cổ phiếu của nó đã tăng trên gần 100% trong vòng 6 tháng qua và nó vẫn đang nằm trong trend tăng chứ chưa có dấu hiệu gì dừng lại – các nhà phân tích dự báo giá của nó sẽ vẫn còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Chúng ta cùng theo dõi thông tin và biến động giá của CF Industries theo link sau nhé:
https://finance.yahoo.com/quote/CF?p=CF
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận