Cập nhật kinh tế Việt Nam quý I năm 2024 (Phần 2)
Công nghiệp chế biến, chế tạo và dòng vốn nước ngoài gánh nền kinh tế
(Tiếp nối Phần 1)
Sản xuất công nghiệp trong quý I tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6.98%. Công nghiệp chế biến, chế tạo là mũi nhọn nâng đỡ nền kinh tế chung khi đóng góp 2.02% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quý I, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 82.02 tỷ USD, chiếm 88,1%.
Doanh nghiệp FDI chiếm 58% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Cần lưu ý một điều tỷ trọng giữa doanh nghiệp FDI và nội địa là 74.4% tính tới năm 2022. Cho thấy phần lớn nền công nghiệp Việt Nam chứa vốn nước ngoài, đây sẽ là bất lợi nếu các doanh nghiệp FDI phân phối lợi nhuận (theo G.S Tuấn). Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử và chiếm tới 70% doanh số tiêu thụ ngành tại thị trường nội địa. Nhìn một cách tổng quan, doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử chủ yếu vẫn là các công xưởng lắp ráp hàng điện tử tại Việt Nam.
Lạc quan trong sản xuất
Tuy nhiên điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất Việt Nam hầu như không thay đổi trong tháng 3 nếu so với hai tháng trước khi PMI vừa được S&P Global công bố chỉ đạt 49.9 điểm (dưới ngưỡng 50). Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm, trong khi tình trạng nhu cầu giảm đã khiến chi phí đầu vào tăng chậm hơn và giá bán hàng giảm. Mặc dù có sự yếu kém trong tháng 3, các nhà sản xuất đã ngày càng tin tưởng rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian một năm tới. Mức độ lạc quan là mạnh nhất trong thời gian một năm rưỡi. Các công ty dự kiến tung ra các sản phẩm mới để thúc đẩy sản lượng, đồng thời cũng hy vọng rằng nhu cầu thị trường cải thiện sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới.
Đầu tư công là trọng tâm kế hoạch phát triển kinh tế
Quý I năm 2024, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 13.9% số kế hoạch vốn 2024, tăng 3.7% so với quý I.2023 (trong khi kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 bằng 96.3% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2023), đã thể hiện sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm 2024 (quý 1.2023 đạt 12.9% kế hoạch). Việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công quý I.2024 cũng như các quý tiếp theo vừa có ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quý tiếp theo và cả năm 2024. Thống kê vốn đầu tư công tăng 1% thì sẽ làm tăng GDP khoảng 0.08% (theo GSO).
10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất đều là trung tâm công nghiệp lớn và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,7% số dự án cấp mới và 77,6% số vốn đầu tư đăng ký của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2024. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm đơn giản hóa các quy định kinh doanh và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy một môi trường thân thiện với nhà đầu tư. Đáng chú ý, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) dành cho các dự án sản xuất lớn (10% trong 15 năm) cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận