menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lưu Duy Quang

Cảnh báo liên tục, nhiều người vẫn "sập bẫy" lừa đảo, mất tiền tỷ trong tài khoản

Dù các phương tiện truyền thông, cơ quan quản lý đã liên tục đưa ra cảnh báo, thế nhưng nhiều người dân vẫn sập bẫy các kẻ lừa đảo, tiền trong tài khoản bị rút sạch, trong đó nhiều người mất hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.

Theo Tuổi Trẻ Online, giữa tháng 3/2024, ông H. (65 tuổi, TP Quy Nhơn) - đang quản lý một nhà nghỉ - nhận được cuộc gọi từ một người xưng công an thông báo ông "làm báo cáo lưu trú không đúng" và đề nghị kết bạn Zalo với "cán bộ công an" khác để hỗ trợ khai báo lại. Sau khi kết bạn, ông H. được yêu cầu cung cấp CCCD, bằng lái xe, thẻ BHYT và tải ứng dụng dịch vụ công của Bộ Công an qua đường dẫn được cung cấp.

Do thấy giao diện ứng dụng rất giống với dịch vụ công trực tuyến và lại có logo của Bộ Công an nên ông H. hoàn toàn tin tưởng và làm theo hướng dẫn. Sau khi tạo tài khoản cá nhân, ông H. được đề nghị nhắn tin chuyển khoản ủng hộ quỹ hỗ trợ người nghèo 10.000 đồng. Ông H. làm theo nhưng lại thấy điện thoại của mình báo tin nhắn bị trừ hết số tiền đến 64,5 triệu đồng trong tài khoản.

Vào giữa tháng 2/2024, chị B. (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) - một hộ kinh doanh nhỏ - được một người xưng là tên Hà, cán bộ thuế tại cơ quan thuế Thủ Đức, xin kết bạn Zalo để trao đổi về thủ tục hoàn thuế cho chị B. với số tiền lên tới gần 100 triệu đồng. Sau khi kết bạn Zalo, chị B. được "cán bộ thuế" này hẹn chiều thứ sáu lên cơ quan thuế này để được hướng dẫn.

Chiều cùng ngày, chị B. bất ngờ nhận được điện thoại của Hà thông báo là ngày thứ sáu phải "tháp tùng lãnh đạo đi tập huấn các thủ tục hoàn thuế", rồi đề nghị chị B. tải app của cơ quan thuế này, trong đó có hướng dẫn đầy đủ các thủ tục. Sau khi làm theo hướng dẫn của "cán bộ thuế" này, chị B. "choáng váng" khi phát hiện số tiền gần 300 triệu đồng trong tài khoản của chị ở một ngân hàng đã bị rút sạch.

Tương tự, cuối tháng 1/2024, bà T. (sinh năm 1965, Hà Nội) bỗng nhận được điện thoại của một người xưng là cán bộ công an thông báo bà có liên quan một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và yêu cầu bà kết bạn Zalo để phục vụ điều tra. Khá lo lắng khi bị công an gọi làm việc, bà T. đồng ý kết bạn Zalo.

Ngay sau đó, bà T. nhận được cuộc gọi video và "nhìn thấy một người mặc trang phục công an nhân dân" yêu cầu phải chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình cho "cơ quan chức năng" để phục vụ xác minh điều tra. Vì quá lo lắng về chuyện làm việc với "công an", bà T. đã chuyển 1,4 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng do "cán bộ công an" chỉ định.

Dẫn lời Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu mã độc (AntiMalware) của Bkav cho biết, với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu người dùng thông qua AI, cho phép tạo ra những chiến lược lừa đảo tinh vi.

"Điều này cũng có nghĩa là mức độ phức tạp của các kịch bản lừa đảo khi kết hợp giữa Deepfake và GPT sẽ ngày càng cao, khiến việc nhận diện lừa đảo sẽ khó khăn hơn rất nhiều", ông Đạt nói.

Nhiều ngân hàng cũng liên tục lên tiếng cảnh báo khách hàng trước các chiêu trò dụ tải các app giả mạo cơ quan nhà nước như: Dịch vụ công, Tổng cục Thuế, Bộ Công an… thông qua các trang web, đường dẫn được ngụy trang giống với kho ứng dụng như Play Store (hệ điều hành Android) và App Store (hệ điều hành iOS) .

Kẻ lừa đảo cũng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật (mật khẩu Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP…). Sau đó, kẻ lừa đảo truy cập trái phép tài khoản ngân hàng điện tử, chiếm đoạt quyền kiểm soát để đánh cắp tiền trong tài khoản của khách hàng hoặc yêu cầu chuyển tiền để hoàn thành giao dịch mua bán, nộp phí…

Nhiều kẻ lừa đảo cũng giả mạo công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật, kích hoạt tài khoản định danh điện tử với đường link được kẻ gian gửi qua tin nhắn hoặc các ứng dụng chat trực tuyến (như Zalo, Facebook…).

"Sau khi nạn nhân nhấn vào đường link, các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm quyền kiểm soát điện thoại của người dân, kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại rồi thực hiện lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản", một chuyên gia an ninh mạng nói.

Theo khảo sát của Google về an toàn thông tin trực tuyến đối với người dùng Việt Nam, 90% người dùng đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Nhóm tuổi trên 55 đặc biệt dễ bị tổn thương, với 49% đã từng bị lừa đảo. Top 3 lý do khiến người lớn tuổi sập bẫy lừa đảo trực tuyến là: không nhận ra tình huống là một trò lừa đảo (48%); giao dịch, giải thưởng có vẻ hấp dẫn (39%); cảm thấy tò mò (38%).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Bình luận 1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại