24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Sang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Căng thẳng thương mại Mỹ - EU: Rủi ro mới đối với kinh tế toàn cầu

Thuế quan thương mại giữa Mỹ và châu Âu sẽ khiến hiệu ứng tuyết lở” có thể xảy ra sớm hơn dự kiến và đẩy thế giới vào một giai đoạn khó lường, Guy Ryder - Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nói bên lề một hội nghị liên quan đến vấn đề thương mại ở Brussels.

Căng thẳng thương mại leo thang

Liên minh châu Âu đang xem xét tất cả các biện pháp có thể để đáp trả thuế quan mà phía Mỹ có thể áp đặt ngay trong tháng này liên quan đến một tranh chấp hai chiều về trợ cấp máy bay, bà Cecilia Malmstrom - Cao ủy thương mại của EU cho biết hôm thứ Ba (1/10).

Số là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã phát hiện ra rằng cả Airbus - nhà sản xuất máy bay của châu Âu lẫn đối thủ Boeing của Mỹ đã nhận được hàng tỷ đôla trợ cấp bất hợp pháp trong suốt 15 năm qua.

Căng thẳng thương mại Mỹ - EU: Rủi ro mới đối với kinh tế toàn cầu

WTO sắp đưa ra phán quyết đối với vấn đề của Airbus

Vì thế, WTO dự kiến sẽ công bố ​​trong những ngày tới về mức độ trừng phạt thương mại mà phía Mỹ có thể áp đặt liên quan đến vấn đề của Airbus. Một phán quyết tương tự đối với EU trong trường hợp Boeing được dự kiến ​​sẽ công bố vào đầu năm 2020. Theo một nguồn tin, quy mô có thể lên tới 7,5 tỷ USD, một mức cao kỷ lục trong lịch sử 24 năm của WTO. Trước đó Mỹ đã lên danh mục hàng hóa phải chịu thuế của EU, trị giá tới 25 tỷ USD bao gồm từ máy bay và các bộ phận hàng không vũ trụ cho đến rượu vang, phô mai và hàng hóa xa xỉ.

“Chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các lĩnh vực mà chúng tôi có thể phản ứng, nhưng cho đến khi nếu thuế quan của Mỹ được áp dụng, chúng tôi vẫn ưu tiên giải pháp đàm phán”, Cao ủy thương mại EU nói trong một cuộc họp báo. “EU sẽ không làm điều gì không phù hợp với quy định của WTO”.

EU không thể trả đũa ngay lập tức bất kỳ mức thuế nào của Mỹ trong trường hợp này như những gì họ đã làm sau khi phía Mỹ áp thuế quan mà EU cho là bất hợp pháp lên kim loại nhập khẩu từ EU vào năm 2018.

Phản ứng rõ ràng nhất là chờ cho đến khi có phán quyết của WTO liên quan đến Boeing. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, EU có thể tái khởi động lại kế hoạch áp thuế lên 4 tỷ USD hàng xuất khẩu của Mỹ với lý do là một tranh chấp trong WTO về các khoản trợ cấp bị cấm, mặc dù hai bên đã giải quyết xong vào năm 2006. Ngoài ra, theo một nguồn tin, EU cũng có danh sách riêng gồm 20 tỷ USD các sản phẩm của Mỹ mà họ có thể áp thuế trong trường hợp Boeing.

Rủi ro mới của thế giới

Trước đó, Phil Hogan - Ủy viên Ailen tại EU, người sắp được phê chuẩn làm Cao ủy thương mại mới, đã nhấn mạnh vào tối thứ Hai (30/9) rằng, châu Âu cần phải đứng lên “tự bảo vệ chính mình” nếu phán quyết của WTO dẫn tới thuế quan mới của Mỹ. Và với một quyết định tương tự của WTO đối với gã khổng lồ Boeing của Mỹ - đối thủ cạnh tranh lớn của Airbus - có khả năng sẽ được ban hành trong vài tháng nữa, ông nói rằng EU nên xác định các sản phẩm từ Mỹ mà EU có thể nhắm tới cho thuế quan trả đũa.

Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại, các nhà kinh tế và các nhóm kinh doanh từ lâu đã nhận định rằng việc đưa ra các rào cản thương mại hơn nữa giữa Mỹ và EU sẽ gây tổn hại cho cả hai bên. “Chúng tôi đã thấy sự chậm lại với thương mại, sự chậm lại của các khoản đầu tư”, Luisa Santos - Giám đốc quan hệ quốc tế tại tập đoàn vận động kinh doanh lớn nhất châu Âu, BusinessEurope cho biết. “Nhiều loại thuế quan hơn sẽ làm tăng sự không chắc chắn đó”.

Ngay cả các quan chức châu Âu, bao gồm Cao ủy thương mại Malmstrom, cũng thường xuyên nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn nếu căng thẳng thương mại Mỹ - EU leo thang.

Trong phát biểu mới đây của mình, Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cũng cho rằng việc các nhà lãnh đạo thế giới đe dọa sử dụng các biện pháp trả đũa đã khiến giới chủ doanh nghiệp và người lao động mất niềm tin vào lợi ích của thương mại và niềm tin bị xói mòn.

Theo ông, không chỉ ở WTO mà tại nhiều tổ chức quốc tế khác, các chính phủ cũng cần phải tránh những sai lầm trong quá khứ và thực hiện thay đổi. “Đây thực sự có nghĩa là cải cách khi cần cải cách”, ông nói với CNBC, “nhưng phải đảm bảo rằng tác động của hợp tác toàn cầu sẽ làm tăng thêm lợi ích của đại bộ phận người dân”.

Ông trích dẫn sự ủng hộ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đối với các nguyên tắc đa phương như là một ví dụ điển hình, đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo toàn cầu tìm cách tránh các tranh chấp thương mại trong tương lai. “Đặt lợi ích của đất nước mình lên đầu không có nghĩa là phải làm việc chống lại hoặc gây bất lợi cho người khác”, Ryder nói. “Có nhiều hơn một trò chơi tổng bằng không trong các mối quan hệ quốc tế này”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả