24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
NVC team Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Căng thẳng Nga - Ukraine và chứng khoán: Tham lam khi người khác sợ hãi?

Ngày 24/2, Nga tuyên bố tiến quân vào miền đông Ukraine, điều này đã gây ra những lo lắng ban đầu về những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điều này không ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Bóng ma của một chiến dịch quân sự toàn diện vào Ukraine đang làm dấy lên lo ngại xung đột lan rộng, khiến giá cả leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn và gián đoạn kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Putin cho biết quyết định hoạt động quân sự tại miền Đông Ukraine được đưa ra sau khi nhận được đề nghị hỗ trợ từ lãnh đạo của các cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. “Các tình huống đòi hỏi chúng tôi phải thực hiện hành động dứt khoát và ngay lập tức", ông Putin nói, theo Đài RT (Nga).

Phản ứng ngay lập tức với xung đột chính trị này, hầu hết thị trường chứng khoán toàn cầu giảm với biên độ 2-3%. Các chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ, châu Âu sập trên 2%, S&P 500 giảm 1,85%; Dow Jones giảm 1,38%; Nasdaq giảm 2,57%. Thị trường chứng khoán châu Á cũng chứng kiến phiên giao dịch chỉ số giảm mạnh. Trong khi đó, các tài sản tài chính có tính phòng thủ cao như vàng, dầu lại tăng giá mạnh. Phiên giao dịch sáng nay, giá dầu có lúc đã vượt 100 USD/thùng.

Dù căng thẳng ở Nga và Ukraine vị trí địa lý khá xa so với Việt Nam nhưng ảnh hưởng tâm lý vẫn đáng kể đối với nhà đầu tư. Kết phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 17,45 điểm tương ứng 1,15% còn 1.494,85 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 16,79 điểm tương ứng 1,09% còn 1.522,04 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 7,66 điểm tương ứng 1,73% còn 434,88 điểm; UPCoM-Index giảm 1,19 điểm tương ứng 1,05% còn 112,32 điểm.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia kinh tế, việc thị trường phản ứng với tin tức này là điều có thể dự báo được trước đó do đây hoàn toàn là những ảnh hưởng về tâm lý. Ngay trong bối cảnh Nga - Ukraine có xung đột kéo dài, kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp Việt cũng ít bị ảnh hưởng, bởi tăng trưởng kinh tế Việt Nam không vì căng thẳng này mà bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Việt Nam cũng không vì thế mà sụt giảm về doanh thu lợi nhuận.

Ở thời điểm hiện tại, căng thẳng Nga - Ukraine leo thang đến đâu sẽ khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn thì mức độ ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam không lớn. Nếu quan sát lại các sự kiện xung đột quá khứ thì thấy 100% khi có xung đột xảy ra thị trường chứng khoán giảm giá nhưng không lâu sau phục hồi và vượt đỉnh cũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FIDT phân tích xung đột chính trị đã bùng nổ và ảnh hưởng tiêu cực tới các loại tài sản rủi ro, tác động tới tâm lý của thị trường tài chính và giới đầu tư là trọng yếu. Về kinh tế, những tác động tiêu cực sẽ được khoanh vùng ở khu vực xảy ra cuộc chiến còn Việt Nam không chịu nhiều ảnh hưởng, bởi giao thương giữa Việt Nam với Ukraine và Nga chưa tới 8 tỷ đô, tức chỉ 1% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.

Các chuyên gia cho rằng, giảm chính là cơ hội tốt để mua vào những cổ phiếu có giá hời. "Đây chỉ là cú flashsale sau đó thị trường hồi phục nhanh chóng và cơ hội đến từ các nhóm như dầu khí, phân bón và cả thép. Nga vốn dĩ quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này với tỷ trọng lớn trên thế giới" - ông Phan Linh, Founder Công ty tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam đưa ra quan điểm.

Cụ thể, Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau UAE và Arap Xê út. Tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga chiếm đến 11% sản lượng dầu xuất khẩu trên toàn cầu năm 2020. 48% sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Nga được xuất sang EU.

Nếu cấm vận Nga, giá dầu thô WTI có thể vượt và duy trì trên mốc 100$/ thùng. Nếu giá dầu neo cao ví dụ như 140$/ thùng như đỉnh cũ sẽ không có lợi gì cho Châu Âu bởi các quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đót từ Nga và thậm chí giá dầu cao còn tàn phá nền kinh tế thế giới.

Mới đây động thái cấm xuất khẩu Ammonium nitrate của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu vốn đang ở mức cao kỷ lục sẽ tiếp tục tăng thêm. Sản lượng Ammonium nitrate trên toàn cầu hiện đạt 20 triệu tấn/năm, trong đó, 75% nguồn cung đến từ Nga.

Trước đó, Trung Quốc – nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới đã ngưng đáng kể việc xuất khẩu 29 loại phân bón, bao gồm phân Urea, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, Ammonium Chloride và Ammonium Nitrate kể từ ngày 15/10/2021.

Nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa khi hoạt động sản xuất phân bón gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nếu sắp tới Nga còn bị cấm vận ông Lynch Phan cho rằng rất có thể giá phân bón còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới

Ngoài ra năm 2021, Nga sản xuất 76 triệu tấn thép, gần 4% sản lượng toàn cầu. Tỷ trọng xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 50% sản lượng sản xuất, chủ yếu xuất sang châu Âu. Do vậy giá thép cũng sẽ có xu hướng tăng giá nếu Mỹ và EU quyết liệt dằn mặt Nga.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Giám đốc TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

NVC team Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả