Căng thẳng Hàn - Nhật: Liệu có "thương chiến" mới?
Căng thẳng thương mại mới giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày một leo thang đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trên lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Chia rẽ đồng minh
Những tranh cãi gần đây đã khiến mối quan hệ giữa hai đồng minh của Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1965, cũng như gây ra nhiều quan ngại cho Mỹ. Mặc dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, hai nướcđang giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao, tuy nhiên sẽ không loại trừ khả năng tình hìnhcăng thẳng kéo dài.
Tranh cãi bắt đầu bùng nổ khi Nhật Bản thông báo siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao sử dụng trong sản xuất các chất bán dẫn và màn hình - gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu).
Ngoài ra, Tokyo đã loại Seoul ra khỏi danh sách các "quốc gia trắng", là những nước mà Nhật Bản cho là có hệ thống kiểm soát xuất khẩu đáng tin cậy.Mặc dù Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định các biện pháp này được đưa ra bởi lý do an ninh, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, đây là động thái đáp trả của Tokyovì không giải quyết đượcmâu thuẫn trongviệc xử lý các phán quyết của tòa án Hàn Quốctrong giải quyết đền bù cho các nạn nhân Hàn Quốc phải lao động trong thời chiến.
Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không phải là sự phụ thuộc một chiều trên nhiều lĩnh vực vàđều là những đồng minh quan trọng của Mỹ. Do đó, nếu mâu thuẫn đẩy lên thành chiến tranh thương mại có thể khiến hai bên tự hủy hoại lẫn nhau.
Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc củng cố sức mạnh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh và bành trướng hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp lao đao
Thống kê củaHiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nước này nhập khẩu 94% fluorinated polyamides và 92% photoresists từ Nhật Bản. Trong đó, nhựa nhiệt dẻo thường được sử dụng chế tạo màn hình điện thoại thông minh, trong khi chất cản màu được sử dụng để chế tạo thiết bị bán dẫn và in các mẫu mạch.
Việc hai nước gia tăng căng thẳng sẽ làm tổn hại trực tiếp đến cáccác tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix, Sony, LG Electronics...Cổ phiếu LG Display mất 3,6%, Samsung cũng giảm 1,6% chốt phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi đó các mặt hàng này chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Thậm chí, điều này còn tác động nghiêm trọng đến nguồn cung màn hình cho iPhone của Apple cũng như những mẫu máy cao cấp từ Huawei, LG hay Samsung sử dụng tấm nền OLED khi Seoul có thể sẽ trả đũa Tokyo bằng cách hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, khiến các doanh nghiệp công nghệ không thể tiếp tục sản xuất các mẫu TV cao cấp.
Một số chuyên gia kinh tế cấp cao Nhật Bản cũng nhận định rằng các công ty Nhật Bản sẽ bị tổn thất nghiêm trọng trước bất cứ động thái nào của chính phủ Hàn Quốc khi hạn chế xuất khẩu tấm nền màn hình và chip nhớ.
Theo chuyên gia Scott Seaman, giám đốc châu Á tại Eurasia Group, hầu hết công ty Nhật Bản đã ngừng sản xuất các mặt hàng này trong những năm gần đây. Ông cho biết thêm, mặc dù Hàn Quốc không độc quyền cáccông nghệ này, nhưng rất khó để tìm nguồn thay thế nhanh chóng.
Hiện nay,ngành công nghệ của cả 2 quốc gia đều kết nối và bổ sung chặt chẽ cho nhau. Nhật Bản là nguồn cung quan trọng của Hàn Quốc và ngược lại Seoul cũng là thị trường chủ chốt của Tokyo. Nếu sự tham gia của Hàn Quốc trong thị trường toàn cầu bị hạn chế, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Trung Quốc vươn lên và chiếm lĩnh thị phần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận