24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Hà My
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cần xây dựng một cảng biển loại 1 để giải bài toán về logistics cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Là một vùng sông nước lớn của cả nước nhưng đến nay Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa có một cảng nước sâu nào để phục vụ cho việc giao thương đường thuỷ của khu vực này. Trong khi đó nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của vùng này rất lớn nhưng lại phụ thuộc vào các cảng ở TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

Cần xây dựng một cảng biển loại 1 để giải bài toán về logistics cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng cảng biển Trần Đề sẽ thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá, giảm được áp lực chi phí vận tải của các tỉnh vùng ĐBSCL.

Để đáp ứng cho sự phát triển của vùng ĐBSCL và phục vụ nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng ĐBSCL, cuối năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lấy ý kiến của các địa phương trong vùng về việc điều chỉnh quy hoạch cảng biển Sóc Trăng, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020 và định hướng đến năm 2030.

Cảng biển nước sâu Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng được đề xuất nâng quy hoạch thành cảng biển đặc biệt loại 1A. Cảng có tổng diện tích khoảng 5.750ha, với khu dịch vụ, hậu cần, logistics, cầu vượt biển từ 10 - 16km. Theo thiết kế quy hoạch, cảng biển nước sâu Trần Đề là cảng tổng hợp, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000 - 160.000 DWT và được đầu tư từ nguồn xã hội hóa, với tổng vốn dự kiến trên 40.000 tỷ đồng.

Cửa sông Trần Đề nằm trên sông Hậu, có độ sâu lớn, diện tích mặt nước rộng, cách biển khoảng 10km, rất thuận lợi để phát triển thành trung tâm chung chuyển hàng hóa của vùng và của khu vực.

Để hiện thực hóa Dự án cảng Trần Đề, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã tổ chức một cuộc họp giữa Bộ này và các địa phương ở ĐBSCL, chọn Trần Đề làm cảng nước sâu loại 1 cho cả vùng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết: “Về mặt đường bộ, cảng biển nước sâu Trần Đề cách trung tâm vùng ĐBSCL là TP Cần Thơ chỉ khoảng 50km. Hiện nay, chúng ta đã có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 91, Quốc lộ Nam Sông Hậu và tương lai là cao tốc Phnom Penh - Cần Thơ - Sóc Trăng; cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh - Sóc Trăng... đều có thể kết nối với cảng biển nước sâu Trần Đề. Chính vì thế nếu sớm hình thành được một cảng nước sâu, kinh tế của vùng ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể thì ĐBSCL có điều kiện thuận lợi về thời tiết, địa hình nhưng phát triển kinh tế - xã hội không xứng với tiềm năng, thu ngân sách, bình quân đầu người, điều kiện sống của người dân còn thấp so với nhiều vùng trong cả nước, một phần nguyên nhân là do kết nối hạ tầng giao thông của ĐBSCL còn yếu.

Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của ĐBSCL phần lớn vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng ở TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, ước đạt khoảng 17-18 triệu tấn/năm, tăng bình quân tăng từ 10% - 15%/năm. Việc vận chuyển xa kéo theo chi phí vận chuyển tăng từ 10% - 40%/chuyến hàng, tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp và làm giảm khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cảng TP Hồ Chí Minh đã quá tải, không chỉ gồng gánh cho thành phố mà còn cho cả nước. Từ chỗ quá tải dẫn đến chi phí tăng cao. Với dự báo tốc độ tăng trưởng của ĐBSCL trong vòng 10 - 20 năm tới thì lượng hàng hóa rất lớn. Do vậy, nếu có một cảng biển nước sâu cho vùng, sẽ giúp khả năng luân chuyển hàng hóa tốt hơn, với chi phí hợp lý hơn.

Cần xây dựng một cảng biển loại 1 để giải bài toán về logistics cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Cảng Trần Đề sẽ giải quyết được bài toán về logistics cho cả vùng.

Vùng ĐBSCL có 9 cửa sông đổ ra biển. Tiềm năng phát triển kinh tế đường sông, đường biển của vùng này rất lớn nhưng lại chưa có cảng nước sâu nào. Vận tải bằng đường thủy của ĐBSCL chiếm 70% tổng lượng hàng hóa. Tuy nhiên, dù có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông Mêkông rộng lớn, đường bờ biển dài 740km từ Đông sang Tây... nhưng hệ thống đường thủy của vùng vẫn chưa phát huy được thế mạnh.

Hệ thống đường thủy nội địa toàn vùng hiện có 57 cảng thủy nội địa, khoảng 3.988 bến thủy nội địa và 1.404 cảng, bến. Trong đó, trên 85% các cảng có quy mô nhỏ lẻ, manh mún từ 10.000 tấn đến dưới 100.000 tấn/năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu xếp dỡ hàng rời, thiếu các cảng chuyên dùng cho container.

Về hệ thống logistics, trong 5 năm gần đây, chi phí logistics cho xuất khẩu các mặt hàng thủy sản và trái cây chiếm khoảng 20% - 25%, chi phí này khá cao so với các nước trong khu vực chỉ từ 10% - 15%. Đây là một thách thức không hề nhỏ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra gay gắt.

Với dự báo tốc độ tăng trưởng của ĐBSCL trong vòng 10 - 20 năm tới thì lượng hàng hóa rất lớn. Do vậy, nếu có một cảng biển nước sâu cho vùng, sẽ giúp khả năng luân chuyển hàng hóa tốt hơn, với chi phí hợp lý hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc xây dựng cảng biển nước sâu Trần Đề sẽ thuận lợi đối với 8/13 tỉnh thành ĐBSCL, đảm nhận vai trò là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng.

Ngoài ra, Trần Đề còn có lợi thế lớn là nằm trên bờ sông Hậu, hàng hóa chủ yếu đi qua con sông lớn này, vì sông Tiền nhỏ hơn, luồng cạn và có cửa biển hẹp, tàu lớn không thể ra được. Hầu hết các địa phương trong vùng đều thống nhất cho rằng, ĐBSCL cần có một cảng biển nước sâu để giải bài toán cho hệ thống logistics yếu kém của khu vực ĐBSCL

Ông Trần Quốc Thống - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng chia sẻ: “Việc xây dựng cảng biển Trần Đề là mong mỏi bấy lâu nay của địa phương. Địa thế này rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu nên nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã độc lập đến đây nghiên cứu và sẵn sàng đầu tư. Cũng đã có nhiều nhà đầu tư ngỏ ý sẵn sàng đầu tư nếu Chính phủ có chủ trương xây dựng. Nếu cảng được xây dựng, chắc chắn sẽ rất tấp nập tàu thuyền, tạo động lực kéo kinh tế ĐBSCL phát triển”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả