Can thiệp vào tỷ giá - "con dao hai lưỡi" đối với nền kinh tế
Theo bài viết "Trung Quốc không cần can thiệp vào tỷ giá tiền tệ để thúc đẩy xuất khẩu" trên trang mạng của Viện nghiên cứu Lowy, những khó khăn kinh tế của Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại rằng Chính phủ nước này có thể làm suy giảm đồng nhân dân tệ (NDT) trong nỗ lực đưa nền kinh tế ra thoát khỏi khó khăn hiện nay.
Điều này cho thấy Trung Quốc ngày càng có xu hướng thu hút nhu cầu toàn cầu để bù đắp cho nhu cầu giảm sút trong nước. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra chương trình kích cầu tập trung vào tiêu dùng mà nhiều nhà kinh tế cho rằng là cần thiết.
Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ can thiệp để phá giá đồng NDT, khiến hàng xuất khẩu của Bắc Kinh rẻ hơn trên thị trường toàn cầu và hạn chế nhu cầu nhập khẩu, làm tăng thặng dư thương mại hàng năm hiện vẫn đang ở mức gần 1.000 tỷ USD của nước này.
Hàng nhập khẩu Trung Quốc rẻ hơn sẽ giúp dập tắt lạm phát cao ở hầu hết các nước khác. Nhưng điều này cũng sẽ đe dọa khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước và làm suy yếu các nỗ lực của phương Tây nhằm giảm sự phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc. Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã phát đi tín hiệu rằng xe điện giá rẻ của Trung Quốc có thể gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu. Hành động của Trung Quốc cũng sẽ ngăn cản hy vọng của nhiều nền kinh tế đang phát triển trong việc giành được nhiều “miếng bánh" sản xuất toàn cầu hơn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc không cần phải can thiệp trực tiếp để đẩy đồng NDT xuống giá và tăng cường xuất khẩu. Một nền kinh tế yếu kém sẽ tự gây áp lực và làm giảm giá lên đồng tiền trong nước. Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, đồng nội tệ Trung Quốc đã giảm 14% so với đồng USD. Quan trọng hơn, với lạm phát thấp (và thậm chí giảm phát) ở Trung Quốc, nhưng lạm phát cao ở phần còn lại của thế giới, giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của đồng nhân dân tệ so với các đối tác thương mại chính thậm chí còn trở nên khó cạnh tranh hơn. Hiện đồng NDT đang ở mức thấp chưa từng thấy trong gần một thập kỷ.
Việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã gây ra một cú sốc giá mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine kết hợp với biện pháp kích thích tài chính mà nhiều quốc gia đã sử dụng để chống lại các tác động kinh tế tiêu cực của COVID-19 tạo ra chu kỳ lạm phát mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Trung Quốc rơi vào khủng hoảng vì chính sách hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình "mờ nhạt" trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Trung Quốc phớt lờ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga, chính sách phong tỏa do đại dịch và khả năng phục hồi kinh tế yếu kém.
Do đó, chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn lỏng trong khi hầu hết các đối tác thương mại chuyển sang chu kỳ thắt chặt nền kinh tế mạnh mẽ. Trên thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm vào tháng Sáu và tháng Tám vừa qua xuống mức thấp lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đang ở mức thấp khi quá trình phục hồi sau COVID-19 của Trung Quốc chững lại. Điều này ngược lại với động thái thắt chặt mạnh mẽ đồng bộ xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn khác. Ví dụ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên mức 5,25% kể từ tháng 3/2022, đẩy giá trị USD lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Lãi suất thấp ở Trung Quốc nhưng lãi suất cao ở những nơi khác đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về giá trị đồng tiền của Trung Quốc so với không chỉ đồng USD mà hầu hết các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, có thể nhận thấy qua sự sụt giảm trong tỷ giá hối đoái theo tỷ trọng thương mại của nước này. Hiện tỷ giá ở mức khoảng 7,2 NDT đổi 1 USD, đồng NDT đang ở mức thấp thứ hai so với đồng USD kể từ khi Trung Quốc phá giá đồng nội tệ vào năm 2015 (mức thấp nhất là trong đợt phong tỏa vì COVID-19 năm 2022). Đối với nhóm đối tác thương mại lớn hơn, mức giảm không quá mạnh nhưng vẫn đáng kể, ở mức khoảng 10% kể từ đầu năm 2022.
Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng đối với thương mại là sự biến động của tỷ giá hối đoái sau khi tính đến sự khác biệt về lạm phát. Xét cho cùng, giá xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái mà còn phụ thuộc vào sự biến động giá cả tương đối giữa các nền kinh tế. Trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với lạm phát cao thì Trung Quốc lại đang phải đối mặt với lạm phát thấp và thậm chí giảm phát do nhu cầu trong nước thấp. Kể từ khi diễn ra xung đột tại Ukraine, tỷ giá hối đoái thương mại của Trung Quốc được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm mạnh và hiện thấp hơn nhiều so với mức vào năm 2015 khi sự phá giá bất ngờ của Trung Quốc đã gây ra làn sóng chấn động khắp nền kinh tế thế giới.
Do đó, đồng tiền của Trung Quốc và hàng xuất khẩu của Bắc Kinh trở nên rẻ hơn và có tính cạnh tranh hơn nhiều khi nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn và phần còn lại của thế giới đang cố gắng kiểm soát lạm phát.
Trên thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các ngân hàng quốc doanh khác gần đây đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để duy trì chứ không phải đẩy đồng NDT xuống giá so với các loại tiền tệ chính khác. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, đang nỗ lực chống lại sự suy thoái của đồng nhân dân tệ, có thể vì lo ngại rằng giá trị đồng NDT giảm mạnh sẽ gây ra hậu quả bất ổn như đã xảy ra vào năm 2015.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc dường như đang mắc phải một câu hỏi hóc búa, không muốn mạo hiểm để đồng tiền giảm giá quá nhiều để thúc đẩy xuất khẩu cũng như không muốn thực hiện các biện pháp kích thích tiêu dùng cần thiết để hỗ trợ nhu cầu trong nước.
Do đó, chỉ còn một con đường hợp lý phía trước; đó là cho phép thực hiện một sự điều chỉnh chậm mang lại tổn thương cho nền kinh tế với nhu cầu suy giảm khiến lạm phát giảm xuống, hoặc thậm chí là mức âm, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo lạm phát của Trung Quốc và hoạt động xuất khẩu của Bắc Kinh trở nên cạnh tranh hơn
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận