Cần thay đổi cách xếp hạng khả năng thu hút FDI giữa các tỉnh
Phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và nhiều chính sách quan trọng khác của Việt Nam.
PV đã có cuộc trao đổi với ông Bruno Jaspaert - Tổng Giám đốc Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C - về vấn đề này.
Ông đánh giá như thế nào quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay?
- Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển. Tôi tin rằng, một tương lai xanh với nền tảng của sự phát triển bền vững về dài hạn sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Sáng kiến thành lập khu công nghiệp sinh thái là một khởi đầu tốt, cho phép Việt Nam đánh giá các nhà đầu tư theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Đảm bảo họ tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở đầu tư kinh tế và tạo công ăn việc làm mà còn cả những cam kết tạo ra sự khác biệt, bảo vệ môi trường.
Tôi tin rằng, nếu Việt Nam có thể đưa những tiêu chuẩn này vào khung pháp luật của mình thì có thể đóng một vai trò chủ chốt trong làn sóng mới về phát triển bền vững.
Các bạn hoàn toàn có đủ cơ sở để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng là đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025 mà Thủ tướng Chỉnh phủ đã đề ra.
Với góc nhìn của một nhà đầu tư, ông nhận thấy quá trình xanh hóa tại các khu công nghiệp ở Việt Nam đang gặp những khó khăn gì?
- Có rất nhiều thách thức, vốn là điều mà Việt Nam đang cố gắng xây dựng một khung pháp luật phù hợp. Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa có ưu đãi hay ghi nhận nào (ví dụ như về thuế, tài chính) với những công ty tạo ra sự khác biệt trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Các doanh nghiệp đang thực hiện chủ yếu chỉ vì họ tin vào triển vọng trong tương lai.
Do đó, Việt Nam cần đảm bảo tạo ra một sân chơi công bằng để các chủ thể tham gia có thể cùng nhau thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.
Hiện các nhà đầu tư khi đến Việt Nam đều đặt ra câu hỏi rằng Việt Nam đang làm gì để phát triển bền vững? Có hệ thống tín dụng xanh không? Việc cung cấp tín chỉ carbon đang ra sao? Trong 10 năm tới việc chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ như thế nào?... Nếu không trả lời được những câu hỏi đó thì rất khó để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng ngày nay.
Tôi tin rằng, nếu Việt Nam muốn biến dòng vốn FDI trở thành một công cụ mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững thì cần phải thay đổi cách đang xếp hạng khả năng thu hút FDI giữa các tỉnh. Không chỉ tập trung vào hiệu suất đầu tư tốt nhất mà còn đánh giá, đo lường cả về việc quản lý chất thải trong tương lai, xử lý khí thải carbon, đào tạo cho người lao động kiến thức như thế nào… Xây dựng chế tài xử phạt cũng như khen thưởng, ưu đãi với những địa phương có sự thay đổi khác biệt, từ đó sẽ thu hút thêm nhiều chủ thể hơn tham gia vào hành trình xanh hóa này.
- Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận