Cần nới lỏng phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định về phát hành trái phiếu tại dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi cần được nới lỏng hơn để tăng thêm tính thanh khoản cho trái phiếu doanh nghiệp.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận vào ngày 5/6.
“Đặc quyền” của doanh nghiệp lớn
Mặc dù Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã thông thoáng hơn, nhưng tâm lý từ phía người mua quen thuộc trên thị trường vẫn là yếu tố quyết định đầu ra cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Một doanh nghiệp ngành năng lượng quy mô nhỏ, vừa hòa lưới điện vào năm 2018, doanh thu chưa được ghi nhận nguyên năm cho biết họ có kế hoạch phát hành trái phiếu cho dự án đầu tư năng lượng ở giai đoạn 2. Lợi tức cho nhà đầu tư trả theo đề xuất từ đơn vị tư vấn cho kỳ hạn trái phiếu cố định 12 tháng là 10%, khá cao, song việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hiện vẫn đang phụ thuộc vào trái chủ lớn nhất – thực chất là đơn vị phân phối độc quyền trái phiếu theo hợp đồng tư vấn giữa doanh nghiệp và công ty chứng khoán. Và theo báo cáo mới nhất thì lượng nhà đầu tư thứ cấp mua lại trái phiếu từ trái chủ- người mua sơ cấp- không cao như kỳ vọng.
Và đó cũng là lý do vì sao mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện tích cực với mức tăng trưởng 30% năm 2018, theo ADB, nhưng những trái phiếu tiêu biểu nhất tại HoSE hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp có tên tuổi hoặc doanh nhiệp công trình hạ tầng. Tín hiệu tích cực lớn nhất hiện nay là thay thế cho nhóm ngân hàng, các công ty chứng khoán, như TCBS, VPBS, HSC… đã trở thành trái chủ lớn trên thị trường
Tăng tính thanh khoản trái phiếu
Trên thực tế, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp là một dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, và Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Do đó, theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia tài chính, dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi) hay văn bản dưới Luật cần có những hướng dẫn, quy định chi tiết khuyến khích doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, đáp ứng quy định xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp. Ở quy mô huy động lớn và thị trường quốc tế, mới cần các nhà xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Ngoài ra, cần xây dựng chuẩn để tín nhiệm được đánh giá bởi doanh nghiệp trong nước cũng có… tín nhiệm là điều cần làm.
Bên cạnh đó, ngưỡng để doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ hiện tại cũng cần được xem xét để nới lỏng hơn nhằm tăng thanh khoản và sức hút cho sản phẩm. Bởi 3 điều kiện quy định tại Điều 28, Mục 2- Chào bán chứng khoán riêng lẻ có các nội dung có thể gây khó cho công ty đại chúng về việc chuyển nhượng 3 năm và 1 năm. “Nên rút ngắn thời gian để chuyển nhượng hơn nữa. Hoặc, với điều kiện trái phiếu phát hành riêng lẻ ở các công đại chúng (không phải trái phiếu chuyển đổi) chỉ được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp cho đến khi đáo hạn trái phiếu, nên có sự xem xét mở rộng đối tượng cho nhà đầu tư có điều kiện, không khuôn hẹp trong vài nhà đầu tư chuyên nghiệp để tăng tính thanh khoản của trái phiếu”, ông Hoàn khuyến nghị.
Tại điều 29-Mục 2, Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ (không phải trái phiếu chuyển đổi) đối với tổ chức không đại chúng chỉ được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp cho đến khi đáo hạn trái phiếu, cũng cần được xem xét tương tự.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận