Cần những "quả đấm" để phục hồi kinh tế: Tận dụng nguồn lực kiều bào
TP HCM luôn xác định kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng giúp thành phố hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo
Sáng 11-2, tại tọa đàm gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu đầu xuân Nhâm Dần 2022 chủ đề "TP HCM - Sức sống mới sau dịch Covid-19: Định hướng và phát triển dưới góc nhìn kinh tế" do Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM tổ chức, nhiều chuyên gia, trí thức, doanh nhân người Việt ở nước ngoài đã chia sẻ kinh nghiệm, góp ý để phát triển kinh tế thành phố trong giai đoạn mới.
Sẵn sàng kết nối, hỗ trợ
8 ý kiến tâm huyết của các kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài tập trung vào giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quy hoạch, xây dựng các mô hình phát triển y tế bền vững sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh; giải pháp thu hút, sử dụng nguồn lực kiều bào với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các đại biểu kiều bào tiêu biểu khẳng định bà con kiều bào ở khắp năm châu luôn hướng về quê hương, mong muốn góp phần dựng xây đất nước.
Tại tọa đàm, ông Lê Bá Linh - Chủ tịch HĐQT Pacific Food, người Việt ở Thái Lan - đặt vấn đề làm sao vận động kiều bào tham gia chương trình "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" và nêu một số kinh nghiệm xuất khẩu hàng Việt Nam ra thế giới.
Cũng nói về việc bán hàng ra nước ngoài, ông Steve Bùi - Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn và Đầu tư tài chính Delta E&C, người Việt Nam ở Nhật - thông tin trong năm 2021, cổng thông tin Việt - Nhật được hình thành. Lần đầu tiên, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) xuất khẩu sữa sang Nhật thông qua cổng này và được xếp hạng doanh nghiệp (DN) 5 sao, dẫn đường cho các DN 4 sao và 3 sao. Các DN lớn khi dẫn đường vào một thị trường thì thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý sẽ được chú ý rất cao và đi qua được rất nhiều khâu kiểm duyệt. "Với lợi thế kết nối với đại sứ quán tại tất cả quốc gia, Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM nên thành lập tổ tư vấn cho các DN xuất khẩu. Chúng tôi sẵn sàng tham gia cung cấp thông tin về nhu cầu, đặc điểm thị trường từng quốc gia để ủy ban tư vấn trực tiếp cho DN một cách chính xác nhất và định hướng cho họ tốt nhất" - ông Steve Bùi đề xuất.
Chia sẻ cách làm hay
Góp mặt tại tọa đàm, bà Lê Thị Mỹ Châu - Giám đốc Công ty Vina First, người Việt Nam tại Mỹ - bày tỏ tự hào khi DN của bà hiện đã khôi phục 100% hoạt động, không có công nhân nào rời công ty khi TP HCM mở cửa trở lại. Bà Châu cho biết cách thức giữ chân người lao động của công ty là quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho họ ổn định môi trường làm việc lẫn đời sống. Trong thời gian thực hiện mô hình "3 tại chỗ", công ty bố trí chỗ ăn ở, đưa đón công nhân và liên kết với ngân hàng triển khai đề án cho công nhân vay tiền để ổn định cuộc sống. "Chẳng hạn, ngân hàng cho công nhân vay 20 triệu đồng, công ty sẽ trừ dần một phần lãi và nợ gốc vào thu nhập hằng tháng trong thời hạn 2-3 năm. Làm như vậy vừa có tác dụng hỗ trợ vừa gắn kết, giữ chân người lao động hiệu quả" - bà Châu diễn giải.
Ông Dany Võ Thành Đăng (Dany Võ) - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam tại Singapore - cho rằng với những khó khăn mà DN TP HCM đang gặp phải, trước tiên cần có chính sách giảm, giãn thuế phù hợp và chính sách hỗ trợ DN kịp thời. "Ở Singapore trước đây, nếu DN tổ chức đi công tác nước ngoài, khi trở về đều được hoàn thuế vì chính phủ luôn khuyến khích DN ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Việt Nam cũng cần nghiên cứu chính sách tương tự. Bên cạnh đó, lãnh đạo TP HCM cần thể hiện sự quan tâm đến DN, người dân một cách cụ thể, truyền thông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để họ tiếp cận được nhiều thông tin chính thống, qua đó xây dựng niềm tin ở người dân, kiều bào" - ông Dany Võ góp ý.
Bày tỏ sự trân trọng với những ý kiến tư vấn, góp ý của kiều bào, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết năm nay, thành phố xác định tinh thần làm việc gấp 2-3 lần để bù đắp cho 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025. Thành phố luôn xác định kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực quan trọng giúp thành phố hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
GS-TS ĐẶNG LƯƠNG MÔ, người Việt Nam ở Nhật:
Chuyển đổi số là tất yếu lịch sử
So với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế thế giới trong làn sóng dịch Covid-19 lần này đã suy giảm nặng nề hơn gấp nhiều lần.
Hiện có 6 xu thế hướng tới tình trạng bình thường mới, nổi bật trong đó là xu hướng né tránh tiếp xúc mà đối sách là số hóa, hoạt động qua mạng. Nhờ công nghệ số hóa, nhiều phương thức làm việc mới đã phát sinh mà không cần đến con người và trí tuệ nhân tạo (AI) được phổ cập. Vấn đề chuyển đổi số, xây dựng xã hội số là tất yếu lịch sử, không thể né tránh khi thảo luận về giai đoạn hậu Covid-19. Vì vậy, nhu cầu xây dựng hệ thống chuyển đổi số, hệ thống số hóa toàn quốc là cấp thiết, cần bắt tay triển khai ngay.
Để có thể tập trung cho chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, nên có một cơ quan phụ trách về số hóa ở cấp trung ương với một bộ tư lệnh/chỉ huy mạnh để có thể huy động nhân tài phục vụ mục tiêu chung là xây dựng mạng truyền thông số từ trung ương tới địa phương một cách đồng bộ, nhất quán, không bỏ sót địa phương, ngành nghề nào.
TS-KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN, người Việt ở Canada:
Nghiên cứu mô hình đô thị sức khỏe
TP HCM là đô thị đóng góp lớn nhất cho kinh tế cả nước. Câu hỏi đặt ra là nếu tình huống tương tự như đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua lại xảy ra thì chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại và phục hồi nhanh chóng hơn?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận