Cần một gói kích thích kinh tế lớn cho phục hồi sau đại dịch
Trong đề xuất một gói kích thích kinh tế lớn, phải có sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì các ngân hàng thương mại mới mạnh dạn khoanh nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp vay để phục hồi sản xuất.
Từ đề xuất gói kích thích kinh tế lớn
Tại Hội nghị Trung ương 4 mới đây, Chính phủ có đặt vấn đề xin chủ trương một gói kích thích kinh tế lớn. Nếu được đồng thuận, Chính phủ sẽ hoàn thiện phương án để trình Quốc hội quyết định vào kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Trong chương trình kích thích kinh tế lớn tới đây, cần có một gói riêng hỗ trợ lãi suất cho các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội (ảnh: Internet)
Theo góp ý cụ thể, có Ủy viên Trung ương cho rằng, gói kích thích kinh tế này chỉ có thể xây dựng nếu Quốc hội tới đây nới trần nợ công, cân nhắc chỉ số lạm phát để nới lỏng chính sách tín dụng, tài khóa. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới hình thành từng gói nhỏ, chẳng hạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… Ngoài ra, phải có sự nới lỏng chính sách tiền tệ thì các ngân hàng thương mại mới mạnh dạn khoanh nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp vay để phục hồi sản xuất.
Ngoài ra, tại các địa phương như TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, đời sống người lao động còn thiếu thốn, ở những khu nhà trọ lụp xụp, điều kiện khó khăn, trong khi dịch bệnh lây lan mạnh chủ yếu từ những nơi này. Đây cũng là thách thức lâu nay mà khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam chưa khắc phục được.
Vậy nên, trong chương trình kích thích kinh tế lớn tới đây, nếu có một gói riêng hỗ trợ lãi suất cho các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội thì đó không chỉ là giải pháp bền vững để thích ứng an toàn với dịch bệnh, mà còn cải thiện đời sống công nhân, thu hút lao động trở lại với các khu vực công nghiệp phát triển giai đoạn hậu COVID-19.
Trong một nghiên cứu về đánh giá tác động cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn do dịch COVID-19 gây ra với nền kinh tế, nhóm nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Quốc dân có đưa ra các quan điểm như sau:
Đến vai trò của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Về phía Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng, nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân khuyến nghị một số giải pháp; trong đó, NHNN cần trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn. Theo nhóm này, nên ưu tiên tiếp tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc, nhằm hướng tới một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn trong tương lai, chứ không áp dụng dàn trải cho mọi tổ chức tín dụng (TCTD).
NHNN cần trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn (ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, cung cấp thanh khoản quốc tế trong phạm vi cho phép về nguồn lực trên thị trường ngoại hối nội địa, nhằm mục tiêu ổn định tài chính. Sử dụng quyền tiếp cận đối với các nguồn vốn quốc tế để gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, nhằm mục đích cung cấp vốn xử lý đình trệ và hướng tới thúc đẩy tăng trưởng sau dịch bệnh.
Với các TCTD, cần tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới như:
Các TCTD cần thống nhất và thông báo tới các doanh nghiệp “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” nếu không muốn bị lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu. Các tổ chức tín dụng cần công bố cụ thể và minh bạch các tiêu chí, quy trình hỗ trợ để doanh nghiệp và thị trường cùng nắm bắt được. Sự hỗ trợ từ phía ngân hàng chia làm 2 phương án là gói cho vay mà các ngân hàng cam kết giải ngân và các gói khác nếu có, để hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp “sống sót” qua mùa dịch. Tiếp đó là “tân trang” các khoản nợ có nguy cơ “xấu” bởi COVID-19, để doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi, chẳng hạn như cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi, phí hay giữ nguyên nhóm nợ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận