Cần định hướng phát triển du lịch – nghỉ dưỡng đẳng cấp khi xu hướng “xê dịch” có nhiều thay đổi
Trong bối cảnh mới, khi xu hướng xê dịch của người dân có nhiều thay đổi và ngày càng khắt khe, qua đó du lịch - nghỉ dưỡng cần được định hướng phát triển quy mô, đồng bộ và mang tầm đẳng cấp quốc tế.
Xu hướng “xê dịch” năm 2022
Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chuyển biến phức tạp, bằng quyết tâm giám sát và kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam đang dần khôi phục lại các hoạt động du lịch trong nước, đồng thời bước đầu nới lỏng các yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh kể từ cuối năm 2021, để tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ 15/3 vừa qua.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và liên tục sắp xếp lại “trật tự xê dịch” theo cách riêng của nó nên những xu hướng du lịch, nghỉ dưỡng của người dân cũng nhiều lần thay đổi suốt 2 năm qua.
Giờ đây, an toàn sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn điểm đến. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những vùng xanh, kiểm soát tốt dịch bệnh, du lịch thiên về nghỉ dưỡng, thư giãn, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Du khách cũng có xu hướng tìm đến những vùng thiên nhiên yên tĩnh để nghỉ ngơi và còn mang đến sự an tâm do giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch gắn với sức khỏe sẽ tăng trưởng mạnh mẽ thời “hậu Covid-19”.
Nhìn nhận về vấn đề này, chia sẻ tại buổi Hội thảo: Hấp lực đưa Quy Nhơn thăng hoa thành điểm đến mới của châu Á diễn ra mới đây, TS. Nguyễn Minh Phong đã cho rằng, một trong các xu hướng triển vọng trong du lịch của nước ta là hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ven đô hoặc tới các địa phương kề cận các đô thị lớn. Điều này được định hình bởi áp lực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và sự thận trọng của du khách trước những tour du lịch truyền thống có hành trình dài, lịch trình phức tạp tới các địa điểm quá xa.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, du lịch, nghỉ dưỡng biển đảo trong nước cũng là xu hướng đáp ứng được những tiêu chí vừa không phải di chuyển xa, vừa an toàn và được thư giãn, nghỉ ngơi, dễ dàng tận hưởng và hoà quyện vào thiên nhiên.
Theo đó, ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, để xu hướng du lịch biển nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng biển nói riêng phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được các mong muốn của du khách trong bối cảnh “bình thường mới” như hiện nay thì cần chú trọng vào những yếu tố sau:
Cụ thể, là một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng nhưng nơi đây không đơn thuần cung cấp các dịch vụ nghỉ ngơi, thư giãn mà còn có thể giúp du khách đến để làm việc, học tập, làm đẹp… Đơn giản có thể hiểu, chỉ là điều du khách cần thì điểm đến đó sẽ đáp ứng trọng vẹn.
Đồng quan điểm về những xu hướng du lịch trong bối cảnh mới, tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng nhìn nhận, du khách hiện nay có xu hướng thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, nhiều người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, tái tạo năng lượng và làm đẹp cùng một chỗ, giúp họ tiết kiệm tối đa thời gian khi công việc ngày càng bận rộn.
Ngoài ra, du khách không chỉ nghỉ dưỡng mà còn có rất nhiều nhu cầu khác trong một chuyến đi, đặc biệt là vừa nghỉ dưỡng vừa kết hợp làm việc nên những không gian cung cấp đầy đủ tiện ích để khách có thể làm việc tại chỗ luôn là lựa chọn hàng đầu. Đặc biệt là những nơi có hệ thống công nghệ thông tin tốt để không bị gián đoạn trong lúc làm việc hay họp online.
“Xu hướng tiếp theo là xu hướng xanh, những nơi có thương hiệu xanh như khách sạn xanh, đô thị xanh, sản phẩm xanh… sẽ là những nơi thu hút được nhiều du khách. Quy Nhơn là một địa phương đã đạt được giải thưởng Thành phố du lịch sạch của ASEAN. Đây là một danh hiệu nổi bật, tạo nên lợi thế của địa phương này trong thời gian tới.
Một xu hướng nữa mà chúng tôi nhận thấy sẽ được nhiều người quan tâm là sự cá nhân hoá đối với các dịch vụ. Nếu như trước đây du khách thường đi theo đoàn đông hoặc các tour sẵn có thì hiện nay du khách sẽ có nhu cầu cá nhân nhiều hơn, đòi hỏi các đơn vị phát triển du lịch phải phát triển những dịch vụ phù hợp”, bà Nguyễn Thanh Bình chia sẻ thêm.
Có thể thấy, để thích ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường, mong muốn đa dạng và ngày càng khắt khe của khách hàng, đòi hỏi tất cả các nhà đầu tư, các nhà phát triển du lịch trước hết cần hiểu được những mong muốn này. Từ đó, không ngừng xây dựng những ý tưởng mới, tập trung hướng đến các quần thể du lịch đẳng cấp, phù hợp.
Phát triển du lịch cần đồng bộ, đẳng cấp, xứng tầm quốc tế
Trong khuôn khổ Hội thảo, đánh giá về thực trạng phát triển ngành du lịch nói chung và bất động sản du lịch nói riêng ở nước ta, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, chúng ta có thừa dư địa để phát triển ngành du lịch mà không thua kém với bất kỳ nước nào trên thế giới. Bởi nước ta có đủ các lợi thế từ yếu tố tự nhiên, đến văn hoá, lịch sử và cả con người.
Tuy nhiên, câu chuyện phát triển này chưa thực sự xứng tầm với những gì mình đang có. Đó là một nền du lịch còn lẻ tẻ, rời rạc và thiếu quy mô. Vì vậy, việc thu hút lượng khác quốc tế có mức chi trả cao là còn hạn chế.
“Việt Nam chắc chắn trở thành cường quốc du lịch trong những năm tới thể hiện qua các quyết định, quyết sách của Chính phủ trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang sẵn sàng để có thể đón dòng khách quốc tế tới thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Dù vậy, điều đáng chú ý là khách nước ngoài tới Việt Nam mới chỉ tiêu có 90USD/ngày trong khi ở quốc gia khác con số này tới vài trăm USD. Vì sao chúng ta chưa khiến cho khách nước ngoài tiêu nhiều tiền tại Việt Nam? Vì chúng ta có ít chỗ để họ “tiêu tiền”? Chúng ta phải tìm lời giải cho những câu hỏi này”, TS. Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.
Lý giải nguyên nhân, vị chuyên gia cho rằng, Việt Nam chưa có những dự án bất động sản sản du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm đẳng cấp quốc tế nên để thu hút được lượng khách quốc tế có mức chi trả cao hay bắt họ phải bỏ ra mức chi trả cao là rất khó.
Vì vậy, trong giai đoạn tới, nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch là lựa chọn được những nhà đầu tư có tiềm lực để thực hiện những quần thể du lịch bài bản, hiện đại, nâng vị thế du lịch Việt Nam lên một tầm cao mới.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu cạnh tranh cũng cho rằng, hiện nay, nhiều sản phẩm du lịch của Việt Nam đang bị rơi xuống "đáy" và làm "hỏng" khách hàng và dịch vụ đẳng cấp… Xảy ra điều này là do các sản phẩm du lịch, nói khái quát hơn là bất động sản du lịch đang phát triển quá nhỏ lẻ, không những không khai thác hết các tiềm năng của địa phương vốn có mà còn làm mai một đi.
Do đó, ngành du lịch của hiện tại rất cần những nhà đầu tư đẳng cấp để tạo lực đẩy, lấy lại vị thế của ngành du lịch, đưa du lịch Việt Nam thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Cụ thể hoá hơn cho các tiêu chí để xây dựng được một quần thể du lịch đồng bộ, hiện đại, mang tầm đẳng cấp quốc tế, là điểm đến nổi bật của giới nhà giàu, PGS.TS. Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đó phải là sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu từ tính kết nối, đến điều kiện tự nhiên, chất lượng, dịch vụ và con người.
Đơn cử như TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) nổi bật là bán đảo Hải Giang - nơi sở hữu trọn vẹn nhiều lợi thế giúp thăng hoa ngành du lịch, song để “khai phá” được hết những giá trị nơi đây, các chủ đầu tư cần lưu ý 5 vấn đề, bao gồm:
“Nói tóm lại, giai đoạn hiện nay là giai đoạn đầu tư tập trung, trọn gói thay vì đầu tư nhỏ lẻ, do đó những sản phẩm bất động sản du lịch thành công phải là dự án của nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, uy tín”, PGS.TS. Trần Kim Chung nhìn nhận.
Vì vậy, theo các chuyên gia tham dự Hội thảo, sự xuất hiện của tổ hợp dự án MerryLand Quy Nhơn đến từ Tập đoàn Hưng Thịnh với tổng vốn trên 1 tỷ USD và được đầu tư bài bản để trở thành “thủ phủ du dịch” sẽ là điểm nhấn rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Đây sẽ là lời giải cho "cơn khát" cơ sở lưu trú 5 sao của thành phố biển, đón đầu đà phát triển mạnh mẽ của du lịch Quy Nhơn, đặc biệt trong bối cảnh thành phố biển đang xúc tiến hàng loạt hoạt động chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Quy Nhơn trở thành điểm đến của châu Á vào năm 2030.
Quần thể này được kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thương mại thông minh sầm uất bậc nhất, quy tụ nhiều tiện ích ấn tượng, góp phần đưa vị thế Quy Nhơn vươn xa hơn trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới, trở thành điểm đến hàng đầu của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận