menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Trang

Căn cứ theo luật để ghi xuất xứ hàng hóa: Thách thức không nhỏ

Trên mạng đang diễn ra cuộc tranh cãi quyết liệt giữa những người thường xuyên sử dụng mạng Facebook (Facebooker), những người có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng (KOL)... về việc đúng-sai, có lỗi-không có lỗi khi doanh nghiệp (ví dụ Asanzo) nhập phần lớn linh kiện Trung Quốc về lắp ráp sản phẩm và dán nhãn “Made in Vietnam”.

Trên thực tế, cơ quan chức năng hiện đang dự thảo ban hành quy định xuất xứ Việt Nam nên việc căn cứ theo điều luật nào để ghi xuất xứ hàng hóa, cũng là một thách thức không

Doanh nghiệp ghi nhãn Made in Vietnam và tự chịu trách nhiệm

Theo quy định về xuất xứ hàng hóa, kê khai xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa... hiện hành thì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá nếu sản xuất hàng hoá trong nước. Nghĩa là doanh nghiệp sản xuất/lắp ráp trong nước được tự nguyện ghi nhãn xuất xứ Việt Nam trên sản phẩm. Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam, hay còn gọi là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc danh mục quy tắc cụ thể về các mặt hàng tại Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.

Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT và danh mục kèm theo thì phải đạt tỷ lệ tối thiểu 30% hàm lượng giá trị gia tăng trong nội địa trong quá trình tạo ra hàng hóa ở công đoạn cuối cùng để hàng hóa đó được xem là có công đoạn sản xuất tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1, điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì “xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó".

Thông tư 05/2018/TT-BCT và danh mục kèm theo cũng đề cập tới việc nếu doanh nghiệp đạt được tỷ lệ 30% nguyên liệu/linh kiện nội địa và thực hiện công đoạn cuối cùng (hoàn thiện sản phẩm) trong nước thì được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).

Do đó, một chiếc ti vi mang thương hiệu XYZ nếu như doanh nghiệp làm ra cái ti vi này có công đoạn sản xuất tại Việt Nam và đạt tỷ lệ 30% nội địa hóa thì doanh nghiệp sẽ được phép ghi nhãn Made in Vietnam.

Theo quan điểm của luật sư Trần Ngọc Trung từ hãng luật Baker & Mckenzie tại tọa đàm “Thế nào là Made in Vietnam" diễn ra hôm 17-7 ở Hà Nội, việc nhà sản xuất Asanzo ghi nhãn xuất xứ Việt Nam trên tivi là không sai, dù Công ty cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu hơn 70% linh kiện Trung Quốc về để lắp ráp tivi.

Trong diễn tiến mới nhất, tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí (sơ kết 6 tháng) ngày 22-7, đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, Bộ Công Thương cũng như các cơ quan Nhà nước có liên quan hiện đang tiến hành kiểm tra nhằm làm rõ vụ việc Asanzo ghi nhãn xuất xứ Việt Nam trên sản phẩm (nhập khẩu linh kiện Trung Quốc về để lắp ráp) để có kết luận cuối cùng. Trước đó, Sở Công Thương cũng đã có báo cáo nhanh về tình hình phân phối sản phẩm mang thương hiệu Asanzo trên địa bàn thành phố.

Đang soạn dự thảo quy định xuất xứ Việt Nam

Các văn bản như Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định 31/2018/NĐ-CP chính là cơ sở pháp lý cho việc ghi nhãn hàng hóa (bao gồm ghi nhãn Made in Vietnam) nhưng chủ yếu hướng tới nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu; chưa quy định cụ thể về việc ghi nhãn xuất xứ Việt Nam đối với các mặt hàng sản xuất và lưu thông trong nước.

Mới đây, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với báo chí, cho biết tình hình vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và chưa có quy chuẩn chung, dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa đối với cơ quan chức năng và của người tiêu dùng gặp khó khăn. Vì thế, trong tháng 9-2019 dự kiến sẽ có quy định về xuất xứ “Made in Vietnam” để áp dụng và quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Trả lời TBKTSG Online về việc chuẩn bị ban hành quy định xuất xứ Việt Nam, bộ phận truyền thông của Bộ Công Thương cho biết cơ quan này đang tích cực chuẩn bị bản dự thảo quy định về xuất xứ Việt Nam cho hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp... góp ý trước khi ban hành.

Đây cũng là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp làm ăn chân chính và có ý thức, khát vọng về việc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt. Bởi, nếu doanh nghiệp cố ý vận dụng một cách "méo mó" quy định hiện hành, nhập khẩu 70% linh kiện từ Trung Quốc, sau đó gom khoảng 30% linh kiện/phụ kiện nội địa rồi gắn nhãn xuất xứ Việt Nam thì mục tiêu xây dựng và phát triển hàng Việt sẽ không trở thành hiện thực. Cũng từ đó mà sản sinh ra hàng loạt sản phẩm tivi, máy điều hòa không khí, thiết bị âm thanh... được bày bán trên thị trường, tuy gắn mác Việt nhưng chủ yếu là nhập linh kiện Trung Quốc về lắp ráp, thiếu vắng hàm lượng giá trị gia tăng tại Việt Nam.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.

Vì thế, sẽ rất khó quản lý doanh nghiệp (như trường hợp Asanzo) nếu như họ cứ nhập 70% linh kiện Trung Quốc về lắp ráp tivi, máy điều hòa không khí... và dán nhãn “Made in Vietnam” hoặc xuất xứ Việt Nam. Các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ có thể thổi còi khi doanh nghiệp nhập hàng điện máy nguyên chiếc từ Trung Quốc và dán sẵn nhãn “Made in Vietnam” lên sản phẩm.

Xuất xứ Việt Nam liên quan tới hàm lượng giá trị
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC-Regional Value Content) trên hàng hóa, nói một cách dễ hiểu là công thức nhằm xác định xem giá trị được tạo ra tại khu vực có liên quan là bao nhiêu (liên quan tới quy tắc xuất xứ). Điều này rất quan trọng nếu như sản phẩm được làm ra tại Việt Nam để xuất khẩu qua các nước và hưởng ưu đãi thuế quan (theo một số hiệp định ưu đãi thuế nhập khẩu ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực hoặc ký kết song phương).

Ví dụ như nếu tỷ lệ nguyên liệu, linh kiện nội địa hoá trên một chiếc tivi hoặc hàng dệt may có công đoạn sản xuất trong nước là 50% thì ghi rõ RVC 50% tại Việt Nam hoặc khu vực Đông Nam Á (nếu sản phẩm đó dựa theo hiệp định ký kết trong khu vực). Còn đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa thì tỷ lệ này hầu như không có ý nghĩa (chủ yếu dùng cho hoạt động truyền thông hàng Việt Nam

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại