Cận cảnh nút giao thông 3 tầng Lê Văn Lương - Vành đai 3
Ngày 5/10, hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu được thông xe sau hai năm thi công với kỳ vọng góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc cho nút giao vành đai 3 và khu vực phía Tây Nam TP Hà Nội.
Ngày 5/10, dự án hầm chui Lê Văn Lương - Tố Hữu được thông xe sau hai năm thi công với kỳ vọng góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc cho nút giao vành đai 3 và khu vực phía Tây Nam TP Hà Nội.
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội ông Nguyễn Chí Cường, dự án xây dựng hầm chui tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 698 tỷ đồng với chiều dài 475 m
Chiều dài hầm kín là 95 m, hầm hở, tưởng chắn và gờ chân dài 380 m (mỗi bên 180 m), mặt cắt ngang hầm bố trí 4 làn xe cơ giới, với bề rộng 19,4 m. Phần hầm hở mỗi chiều rộng 7,75 m, phân cách hai chiều bằng dải phân cách rộng một mét.
Mặt cắt ngang gồm hai hầm riêng biệt, mỗi hầm rộng 7,75 m, gồm hai làn xe cơ giới, mỗi làn rộng 3,5 m. Dự án được xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, sơn kẻ và tổ chức giao thông tổng thể nút giao đảm bảo an toàn, phù hợp với cảnh quan đô thị trong khu vực.
Công trình hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 (Hà Nội) được khởi công xây dựng từ tháng 10/2020. Nhà thầu thi công là Liên danh CTCP Tập đoàn Cienco4 - CTCP Fecon - CTCP Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi theo hai chiều trên nút giao hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 theo hướng đường Lê Văn Lương đi Tố Hữu và ngược lại. Tuy nhiên, cấm các xe thô sơ và người đi bộ, các loại phương tiện có chiều cao quá 4,75m đi qua hầm chui.
Theo phương án phân luồng của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đối với khu vực trung tâm nút giao Khuất Duy Tiến, các phương tiện lưu thông trên đường Khuất Duy Tiến không được phép rẽ trái đi Lê Văn Lương hoặc Tố Hữu.
Theo phương án phê duyệt ban đầu dự án sẽ được hoàn thành từ tháng 4, tuy nhiên công trình được đề nghị lùi tiến độ 6 tháng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cùng một số nguyên nhân khác như sự phức tạp của kỹ thuật ngầm và nổi tại dự án, tổ chức giao thông...
Nút giao hoàn thành sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như trước.
Dự án hoàn thành đã giúp nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 có hệ thống giao thông 3 tầng xe chạy, hiện đại bậc nhất tại Thủ đô.
Trước hầm chui Lê Văn Lương, TP Hà Nội đã có ba tuyến đường hầm khác đã được khánh thành gồm hầm Kim Liên - Xã Đàn (khánh thành năm 2009, tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng), hầm Trung Hòa (năm 2016, 1.087 tỷ đồng) và hầm Thanh Xuân (năm 2016, hơn 551 tỷ đồng).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận