Cận cảnh loạt sân bay bỏ hoang trên thế giới
Nhiều sân bay trên thế giới bỏ hoang vì lý do tài chính hoặc bị hư hại trong các cuộc xung đột.
Nhiếp ảnh gia Roman Robroek đã ghé thăm sân bay Sukhumi Babushara ở Abkhazia. Sân bay này được xây dựng vào những năm 1960 nhưng không được sử dụng nữa từ những năm 1990 sau khi nó bị hư hại trong cuộc chiến tranh giữa Abkhazia với Georgia. (Nguồn ảnh: Insider)
"Cầu thang bê tông dẫn lên một tầng trống không là một số cấu trúc duy nhất tôi thấy bên trong sân bay bỏ hoang này", Robroek cho biết. Năm 2003, HALO Trust tuyên bố toàn bộ mìn trong sân bay này đã được gỡ bỏ.
Jaisalmer là một trong hơn 200 sân bay được chính quyền Ấn Độ trước đây lên kế hoạch nhằm khuyến khích du lịch và thương mại tại các khu vực xa xôi của Ấn Độ.
Hellenikon không được sử dụng từ năm 2001 và được thay thế bằng sân bay quốc tế Athens.
Sân bay quốc tế Nicosia ở Síp được xây dựng như một sân bay quân sự vào những năm 1930. Tuy nhiên, sân bay này bị đóng cửa khi nó trở thành trung tâm giao tranh trong một cuộc đảo chính quân sự.
Nicosia trở thành một phần của khu phi quân sự vào năm 1974.
Sân bay Manston ở Anh đóng cửa vào năm 2014.
Theo báo cáo của Hội đồng Kent, nguyên nhân khiến phi trường này bị đóng cửa đơn giản là do nó không tạo ra lợi nhuận.
Sân bay Tempelhof ở Berlin (Đức) được Đức Quốc Xã xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1936 tới 1941 để làm nơi chế tạo máy bay chiến đấu, vũ khí.
Sân bay này vẫn còn nguyên vẹn trong Thế chiến II vì lực lượng Đồng minh muốn sử dụng nó sau chiến tranh. Mỹ tiếp quản Tempelhof cho đến năm 1993 trước khi giao lại cho Berliner Flughafengesellschaft, một nhà điều hành sân bay Đức. Năm 2014, người dân bỏ phiếu bảo tồn sân bay này như hiện tại.
Sân bay trung tâm Ciudad ở Tây Ban Nha được mở cửa vào năm 2005, nhưng bị phá sản ngay sau đó và phải đóng cửa vào năm 2012.
Sân bay Ciudad được bán trong một cuộc đấu giá vào năm 2015. Được biết, chi phí xây dựng sân bay này lên tới 1,2 tỷ USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận