Cấm xuất cảnh mọi cá nhân nợ thuế: Có quá cứng nhắc?
Chuyện doanh nhân bị cấm xuất cảnh khi DN chỉ nợ thuế vài trăm ngàn đồng thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian gần đây. Có ý kiến cho rằng, quy định này cần thiết, song có phần hơi cứng nhắc.
Nhiều trường hợp nợ thuế chỉ vài trăm nghìn đồng cũng bị cho vào danh sách tạm hoãn xuất cảnh. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khóc, cười khi kế hoạch ký kết ở nước ngoài bị trì hoãn vì không được phép xuất cảnh. Có các trường hợp các đại diện doanh nghiệp nợ thuế bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với số tiền từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm nghìn đồng. Ngoài ra, việc thông báo và thực hiện nhiều lần về nghĩa vụ trước khi xuất cảnh là cần thiết.
Theo cơ quan thuế, việc cấm xuất cảnh do nợ thuế đã được áp dụng từ vài năm nay, nhưng chỉ được chú ý gần đây khi có nhiều doanh nhân trong danh sách nợ thuế bị đưa ra trang thông tin của hai quan địa phương.
Có 4 trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế bao gồm: người nộp thuế nợ quá 90 ngày; nếu nợ thuế khi hết thời hạn gia hạn; nếu nợ thuế bỏ trốn hoặc không tuân thủ quyết định xử phạt, và không tuân thủ quy tắc xử phạt. Việc tam hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng nhắc và cảnh báo người nộp thuế phải tuân thủ quy định về nộp thuế. Chính sách này cũng bị nhiều cá nhân cho rằng là quá cứng nhắc và cần có sự chỉnh sửa.
Có ý kiến cho rằng, cần phải có quy định rõ ràng hơn về vấn đề này, ví dụ như tăng ngưỡng áp dụng mức nợ thuế là bao nhiêu thì mới cấm xuất cảnh, vì không DN nào trốn vài trăm nghìn đồng tiền thuế, hoặc cơ quan thuế phải làm cách nào để người thi hành quyết định được biết mình đang nợ thếu, đến thời hạn nào không thi hành sẽ bị cấm xuất cảnh. Việc thông báo nên thực hiện nhiều lần, nếu quá hạn thông báo mới cấm xuất cảnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận