menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NVC team Pro

Cấm vận dầu Nga: Quyết định của Mỹ ảnh hưởng tới thế giới ra sao?

Chiến sự Nga - Ukraine diễn ra gây áp lực căng thẳng lên chính trị và kinh tế toàn thế giới. Mới đây, Tổng thống Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga để phản ứng trước chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Quyết định được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trong bài phát biểu lúc 11h25 ngày 08/03. Các nguồn tin giấu tên cho biết ông Biden đã thảo luận với những đồng minh châu Âu về biện pháp "cô lập" nền kinh tế của Moskva. Tuy nhiên, các nước châu Âu, vốn phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt Nga, sẽ không tham gia biện pháp cấm vận này.

"Chúng tôi sẽ cấm mọi hoạt động nhập khẩu xăng dầu và năng lượng của Nga. Điều đó đồng nghĩa dầu mỏ Nga sẽ không được tiếp nhận tại các cảng biển của Mỹ", ông Biden tuyên bố.

Giá dầu ngay lập tức đã phản ứng mạnh sau tin này, với việc dầu Brent tăng 5,4% lên mức 129,91 USD/thùng. Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu.

Giới phân tích cho rằng quyết định trên của Mỹ sẽ làm gia tăng tác động của chiến dịch quân sự đối với kinh tế toàn cầu sau khi thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn cung và giá cả leo thang do tác động của đại dịch COVID-19. Giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Mặc dù các nước phương Tây vẫn chưa áp lệnh trừng phạt trực tiếp đối với lĩnh vực năng lượng Nga song một số khách hàng đã ngừng nhập khẩu dầu từ Nga để tránh vướng vào các rắc rối về pháp lý sau này. Reuters đưa tin, JP Morgan dự đoán giá dầu thế giới có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn đối với nguồn dầu mỏ của Nga tiếp tục kéo dài. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo kịch bản giá dầu có thể tăng lên mức 300 USD/thùng nếu phương Tây tiếp tục áp đặt các biện pháp cấm vận chống lại Nga.

Theo tính toán của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP toàn cầu vào khoảng 3%. Mặc dù không phải là yếu tố chính dẫn đến lạm phát, vốn thực sự chịu tác động từ các chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng dầu là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới, bởi nó là nhiên liệu cho hoạt động vận tải và nguyên liệu của các loại hàng hoá thiết yếu khác như dược, may mặc, hoá chất...

Với giá khí đốt tự nhiên cao nhất mọi thời đại, chi phí năng lượng tăng cao sẽ khiến lạm phát ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương bị đẩy lên trên 7% trong những tháng tới. Điều này sẽ ăn sâu vào sức mua của các hộ gia đình.

Theo quy luật, giá dầu cứ tăng 10%, theo đồng euro, thì lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro sẽ tăng thêm 0,1 - 0,2 điểm phần trăm. Chỉ hơn 2 tháng đầu năm 2022, giá dầu thô Brent đã tăng giá khoảng 80%, đóng góp mức tăng lạm phát từ khoảng 0,8 đến 1,6% tại EU. Còn tại Mỹ, cứ mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì lạm phát sẽ tăng 0,2 điểm phần trăm.

Ngoài nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn, Nga còn là nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất thế giới. Nga cũng là nhà sản xuất hàng đầu về palladium, nickel, than và thép. Nỗ lực tách nền kinh tế này ra khỏi hệ thống giao dịch toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp khác và làm gia tăng lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu.

Lệnh cấm dầu của Nga sẽ tiếp tục làm chậm quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu từ đại dịch. Tính toán sơ bộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy, cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo giảm mức tăng trưởng ở khu vực đồng tiền chung Euro khoảng 0,3 đến 0,4% trong năm nay theo kịch bản chính và 1% trong trường hợp xảy ra "cú sốc nghiêm trọng" nào đó.

Trong những tháng tới, có nhiều rủi ro lạm phát đình trệ hơn hay nói cách khác là tăng trưởng ở mức tối thiểu cùng với đó là lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, khu vực đồng euro có thể vẫn mạnh mẽ, thậm chí ngay cả khi giá hàng hóa tăng vọt.

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Giám đốc TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NVC team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả