Cầm tiền Tết còn lại: Tiêu ngay, cất đi, gửi tiết kiệm, mua vàng hay đầu tư chứng khoán?
Nếu có một khoản tiền mặt trong tay, có người sẽ lựa chọn cất vào két, có người sẽ gửi ngân hàng, có người mua vàng và cũng có người mang đi đầu tư. Mỗi cách ứng xử sẽ tạo ra kết quả khác nhau cho cả cá nhân và nền kinh tế.
Với một khoản tiền mặt nhàn rỗi - là khoản tiền còn dư sau Tết - có những cách xử lý ra sao vào tác động đến nền kinh tế thế nào?
Cầm tiền tiêu ngay, bạn đóng góp gì cho nền kinh tế?
Xét trên khía cạnh kinh tế học hành vi, nếu bạn tiêu ngay số tiền đó, theo quan điểm của Keynes, bạn đã lựa chọn tiêu dùng ngay và bỏ qua thu nhập tiềm năng trong tương lai (cũng có thể là khoản lỗ trong tương lai).
Còn xét về kinh tế vĩ mô, tiêu dùng chính là một bộ phận của GDP. Việc tiêu dùng là một cách để kích thích sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đây chưa hẳn sẽ là phương án được nhiều người lựa chọn ở thời điểm hiện tại.
Năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Theo báo cáo của PwC về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023, có đến 62% người dùng lựa chọn cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, con số này lần lượt là 72% tại Đông Nam Á và 69% trên toàn cầu.
Nếu cất tiền đi?
Thay vì tiêu ngay, nếu lựa chọn cất tiền mừng tuổi của con vào lợn tiết kiệm, hoặc két sắt, bạn sẽ đứng trước rủi ro lạm phát.
Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Vẫn với số tiền mừng tuổi đó, nhưng nếu cất đi thì đến cuối năm, lượng hàng hóa có thể mua được đã giảm.
Gửi tiết kiệm thì sao?
Gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình, đây được xem là kênh bảo toàn vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Phát hiện mới nhất từ nghiên cứu Green Shoots Radar – báo cáo hàng quý tập trung đánh giá tâm lý tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch và nhiều chủ đề khác cho thấy, mặc dù có ý định chi tiêu nhiều hơn, phần lớn người tiêu dùng chia sẻ nguyện vọng sẽ trích khoản ngân sách lớn hơn cho mục đích tiết kiệm. Với các khoản tiết kiệm chiếm từ 10% – 29% thu nhập cá nhân hàng tháng, tại Việt Nam, 43% người dùng được hỏi kỳ vọng sẽ để dành nhiều khoản tích lũy cá nhân hơn – tỷ lệ này cao hơn mức trung bình trong khu vực (36%).
Với mong muốn mang tới sự tiện lợi cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch tài chính, Viettel Money kết hợp với các ngân hàng BAOVIET Bank, MB Bank, Cake by VPBank cung cấp các sản phẩm Tiết kiệm online.
Loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn VNĐ dành cho khách hàng cá nhân. Chủ tài khoản có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tiết kiệm bao gồm gửi tiền, tra cứu lãi suất, tra cứu tiết kiệm, tất toán tài khoản tiết kiệm nhanh chóng và thuận lợi với lãi suất cực kỳ ưu đãi.
Bằng những thao tác đơn giản, khách hàng dễ dàng gửi tiết kiệm tại BAOVIET Bank, MB Bank, Cake by VPBank trên ứng dụng Viettel Money với những tiện ích hấp dẫn sau đây:
- Lãi suất cao hơn lãi suất tại quầy;
- Kỳ hạn gửi đa dạng;
- Gửi tiền dễ dàng, an toàn, mọi lúc, mọi nơi
- Tra cứu hoặc tất toán tài khoản linh hoạt
Mua vàng thì thế nào?
Với vai trò là một nơi trú ẩn an toàn khi các loại tài sản khác biến động, vàng là một phương tiện tích trữ giá trị khá được yêu thích so với các mặt hàng khác. Vì thế, đối với những người không ưa thích rủi ro, thì mua vàng tiết kiệm không phải lựa chọn tồi.
Trong năm 2023, giá vàng chứng kiến xu hướng tăng. Việc vàng tăng giá trong năm 2023 được lý giải bằng hai nguyên nhân chính: Những bất ổn về căng thẳng địa chính trị và lạm phát khiến nhu cầu trú ẩn của các nhà đầu tư tăng cao. Trong khi, vàng là một kênh đầu tư luôn được đánh giá có độ an toàn cao.
Còn đầu tư chứng khoán?
Theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 trải qua nhiều biến động và chịu áp lực lớn từ diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán quốc tế.
Tuy nhiên, cũng theo UBCKNN, trong năm 2023, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục thu hút sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư. Tính chung 11 tháng của năm 2023, tổng số tài khoản chứng khoán vẫn tăng 355.672 tài khoản so với cuối năm 2022, đưa tổng số lượng tài khoản chứng khoán lên hơn 7,25 triệu tài khoản, tương đương 7,3% dân số, vượt mức 5% dân số theo mục tiêu được Chính phủ đưa ra trong Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục, không có nhiều kênh đầu tư thay thế, các chuyên gia cho rằng chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, tích cực thu hút dòng tiền trong năm 2024.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận