Cải cách tiền lương khu vực công sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP
Theo Vietcap trong quá khứ, Việt Nam đã 4 lần tiến hành cải cách tiền lương khu vực công vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003, đã nâng mức lương cơ sở (hiện ở mức 1,8 triệu đồng/ tháng) và thay đổi hệ số lương (tối thiểu – trung bình – tối đa) trong các khoảng thời gian này.
• Quốc hội thông qua cải cách tiền lương lần thứ năm - thực hiện từ ngày 01/07/2024.
Vietcap cho rằng chính sách tiền lương hiện nay của khu vực công, được Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh, bộc lộ nhiều bất cập: (1) phức tạp, (2) không phù hợp với vị trí công việc, chức danh, vị trí lãnh đạo; (3) không đảm bảo chất lượng cuộc sống và (4) không phát huy được tài năng, không tạo động lực nâng cao hiệu quả làm việc của công chức.
Đáng chú ý, lương công chức hiện nay chưa phản ánh đầy đủ giá trị thực sự của tiền lương trong khi có quá nhiều loại phụ cấp và thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định làm phát sinh những bất hợp lý. Vào năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương trong khu vực công nhưng bị trì hoãn 3 lần do dịch Covid-19 và các lý do khác. Ngày 13/11/2023, Quốc hội thông qua Phương án cải cách tiền lương khu vực công lần thứ 5, dự kiến thực hiện từ ngày 01/07/2024.
• Vietcap nhấn mạnh việc cải cách tiền lương lần thứ năm sẽ giúp mức lương bình quân của khu vực công tăng 32%
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, mức lương bình quân hàng tháng của công chức, viên chức có thể tăng 32% (lên khoảng 10,0 triệu đồng so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương là 7,0 triệu đồng).
Từ năm 2025 trở đi, mức lương bình quân của khu vực công sẽ tiếp tục tăng 7,0%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất trong khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu tại vùng I của khu vực tư nhân.
• Cải cách tiền lương sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ khiến gia tăng áp lực lạm phát
Vietcap cho rằng việc cải cách tiền lương được kỳ vọng sẽ nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của công chức, tăng năng suất lao động và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, theo Bộ Nội vụ, số lượng công chức cả nước năm 2022 chỉ khoảng 1,8 triệu người (3,5% tổng lực lượng lao động trên 15 tuổi), cải cách tiền lương có thể có tác động lan tỏa và có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), cải cách tiền lương có thể nâng tăng trưởng GDP thêm 0,3 điểm phần trăm vào năm 2024 (đã được phản ánh trong dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của chúng tôi) và 0,2 điểm phần trăm vào năm 2025.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT dự báo cải cách tiền lương cũng có thể làm tăng CPI thêm 0,7 điểm phần trăm /năm trong giai đoạn 2024 - 2026.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận