Cách xử lý tài khoản khi bị kẹp - Ai rồi cũng đã và sẽ dùng đến
Buối tối ngày giáp tết. Ngồi đọc mấy dòng trên diễn đàn. Trong giai đoạn thị trường hỗn loạn, rất nhiều nhà đầu tư đang không biết làm gì với tài khoản mình. Họ trở lên đông cứng khi cổ phiếu của mình trở mặt quá nhanh. Bán thì tiếc, không bán thì nhìn mớ cổ phiếu ngày nào cũng giảm mạnh. Cảm giác tết nhất không trọn vị.
Nếu bạn đang kẹp với một danh mục các cổ phiếu thua lỗ sâu, không đủ can đảm để xử lý thì đấy là chuyện hết sức bình thường. Hầu hết nhà đầu tư cá nhân, để trưởng thành trên thị trường này cũng đều phải trải qua giai đoạn đó. Đó là lý do vì sao kinh nghiệm luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong đầu tư chứng khoán.
Dưới đây là các bước dành cho các bạn để cơ cấu tài khoản, ít nhất cũng sẽ giảm thiểu các thiệt hại và là bài học lớn để các bạn tốt nghiệp sang Fn.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC CƠ CẤU TÀI KHOẢN
1/ CO GỌN DANH MỤC
Với NAV dưới 5 tỷ, cá nhân mình cho rằng danh mục dưới 4 mã là hợp lý.
Tại sao lại vậy? Đơn giản là bởi vì: Danh mục GỌN giúp bạn xử lý cực tốt khi thị trường hoặc cổ phiếu có biến, đặc biệt là TT giảm bất ngờ.
Giống như hầu hết các bạn là nhà đầu tư CÁ NHÂN không chuyên trên thị trường. Bạn còn công việc của bạn hàng ngày. Bạn không thể lúc nào cũng canh bảng điện,thể lúc nào cũng nhìn tài khoản.
Vậy nên, Khi thị trường hoặc cổ phiếu của bạn có biến. Bạn ENTER bán 1 cổ phiếu là có 25% tiền mặt, bán 2 cổ phiếu là có 50% tiền mặt( Giả sử 4 mã và 25% mỗi mã). RẤT NHANH VÀ GỌN GÀNG. Và khi tài khoản an toàn rồi thì bạn CỰC KỲ ung dung đối phó với thị trường. TT giảm 20% mình vẫn còn 50% tiền mặt. Và lúc đấy bạn sẽ thấy tiền mặt đáng quý như thế nào?
Khi bạn cầm danh mục khoảng 7-8-10 mã. Thị trường có biến, bạn sẽ phải cân nhắc là: Nên bán con nào, nên bán giá nào, tỷ lệ các mã là như nào…. Chính khoảng thời gian cân nhắc đấy làm bạn lỡ mất thời cơ bán. Và nhiều khi bạn Đông cứng, không biết xử lý thế nào và phó mặc số phận cho thị trường
Ngoài ra, việc bạn bắt buộc mua ít mã cổ phiếu sẽ khiến bạn cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp, điểm mua điểm bán. Điều đó giúp bạn không giao dịch bừa, không giao dịch theo cảm tính, không giao dịch theo tin đồn….. Từ đó giúp bạn thoát khỏi hàng tá các nguy cơ thua lỗ do các giao dịch dạng trên…
Nhớ nhé. Chứng khoán cũng giống hầu hết các thứ khác. Đều dạng thuộc là “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Quý cái Tinh tuý chứ không quý ở cái nhiều…
2/ NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ DANH MỤC
Với tiền trên 1 tỷ. Bạn nên chọn 50% những cổ phiếu đầu ngành.
Khi tiền bạn đủ lớn thì bạn sẽ yêu cầu tính an toàn cao hơn. Lãi 20% của 20 tỷ là 4 tỷ. Một con số rất lớn.
Vậy nên, khi tiền bạn lớn thì yếu tố an toàn đặt lên số 1. Và những cổ phiếu đầu ngành thì luôn giảm ít hơn những cổ phiếu MIDcap. Và bạn nên dành tối thiểu 50% tài sản dạng an toàn… Và khi cổ phiếu đầu ngành thường phục hồi tốt hơn và nhanh hơn nhóm Midcap và Penny.
Bạn chỉ được dành tối đa 30% tài khoản để đánh Penny.
Khi bạn đầu cơ và lãi rất nhiều với những cổ phiếu Penny. Chính việc lãi nhiều tạo ra lòng tham khiến bạn muốn dồn tiền liên tục dồn tiền vào nhóm này. Trong đầu bạn sẽ nghĩ là: Mua con của nợ Blue kia 1 tháng tăng 4-5% trong phi penny 1 phiên 7- 10%. Dồn sang đây đánh có phải hay hơn không? Kiếm được bao nhiêu tiền rồi… Và Đấy sẽ là cái suy nghĩ sẽ giết chết bạn
Đặc trưng cổ phiếu PENNY mua ít thì ăn, mua nhiều thì thua và thua rất đậm. Đôi khi lãi chỉ là trên Excel, hoặc là trạng thái trên tài khoản. Nhiều khi bạn bán thì cổ phiếu lại không đủ thanh khoản, hoặc trắng bên mua nhiều phiên khiến bạn không thể thoát ra…
Và khi cổ phiếu Penny sập thì rất lâu sau mới quay lại được đỉnh cũ. Thời gian có thể tính bằng nhiều năm… Hãy nhìn lại lịch sử của các cổ phiếu Penny để các bạn thấy nhé
Vậy nên, với Penny nếu tất tay, thắng 100 trận, thua 1 trận đôi khi là mất hết…..
Hãy nhớ và đừng quên nguyên tắc này nhé. Dành ít nhất 50% tiền cho cổ phiếu an toàn. Vì nếu đầu cơ và đánh Penny rồi, sẽ rất nhiều lần bạn quên nguyên tắc này đấy.
Đây là 2 nguyên tắc cơ bản để bạn cơ cấu danh mục. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác, như thị trường, nhóm ngành hay chính tính cách của bạn sẽ quyết định cách cơ cấu tài khoản của riêng từng người.
Bài tiếp theo mình sẽ chỉ các bước cơ cấu và lấy ví dụ minh hoạ cụ thể để các bạn dễ hình dung hơn…
“Chỉ cần bạn không chết, mọi thứ đều có thể làm lại”.
Chúc các bạn kỳ nghỉ tết vui vẻ bên gia đình và người thân yêu. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận