Cách xử lý khi thị trường sụt giảm
Để tồn tại và phát triển trên thị trường chứng khoán, mỗi nhà đầu tư trong chúng ta đều cần trải qua không ít những lần thị trường sụt giảm. Từ đó, chúng ta có thêm cơ hội để đánh giá lại tính hiệu quả của phương pháp đang sử dụng và gọt giũa lại tư duy đầu tư, phản biện thêm ngày một sắc nét.
Vậy bản chất của các giai đoạn sụt giảm là gì?
Trên thị trường chứng khoán, khi các giai đoạn sụt giảm xảy ra trong thời gian ngắn, nhà đầu tư thường gọi là các pha điều chỉnh. Còn khi các giai đoạn sụt giảm diễn biến trong thời gian dài, có thể là nhiều tuần hoặc nhiều tháng, thì các nhà đầu tư gọi đây là Down Trend.
Chúng ta có thể thấy rằng, trong một giai đoạn Sụt Giảm của thị trường, có 2 nhóm trạng thái của nhà đầu tư:
- Thứ nhất là các nhà đầu tư quan sát được các yếu tố kém hấp dẫn của thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra quyết định đóng vị thế để bảo toàn tài sản
- Thứ hai là các nhà đầu tư quan sát hiện tượng bán tháo trên thị trường, khiến bản thân thua lỗ, từ đó cũng phải đưa ra quyết định đóng vị thế để bảo toàn tài sản
Mặc dù, kết quả của hành động của 2 nhóm nhà đầu tư là giống nhau, nhưng do gốc rễ của quá trình ra quyết định “không giống nhau” nên mới có hiện tượng có người lãi và có người lỗ trong đầu tư.
Chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút để phân tích bản chất của từng trạng thái.
TRƯỜNG HỢP 1 - NHÀ ĐẦU TƯ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Ở trường hợp này, các nhà đầu tư thường là những người có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, đã từng trải qua nhiều cú sụt giảm lớn và tổng kết được các sai lầm trong phương pháp của mình. Do vậy, nhóm nhà đầu tư này tiếp tục củng cố, cải thiện phương pháp luận và luôn luôn tìm kiếm các yếu tố có ảnh hưởng đến Thị Trường nói chung và Doanh nghiệp nói riêng.
Bằng cách luôn luôn tầm soát cổ phiếu, phân tích các cấu phần của kinh tế vĩ mô quốc nội và vĩ mô quốc tế, các nhà đầu tư này ó thể tìm kiếm được các điểm đóng vị thế phù hợp, và quan trọng hơn tất cả là họ đóng vị thế với một “cơ sở chặt chẽ”. Vì vậy, họ ở thế chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định đóng/mở vị thế trên thị trường.
Đối với nhóm nhà đầu tư này, việc trau dồi các hiểu biết và góc nhìn về cách vận hành của nền kinh tế và doanh nghiệp được đặt làm ưu tiên lên hàng đầu. Do vậy, khi đối mặt với các nhịp sụt giảm của thị trường, họ trả lời được 2 câu hỏi:
Đối với các NĐT này, họ chỉ thực sự đóng vị thế khi thị trường trở nên kém hấp dẫn chứ không phải vì trạng thái bán do hoảng loạn xảy ra.
TRƯỜNG HỢP 2 - NHÀ ĐẦU TƯ HOẢNG LOẠN
Ở trường hợp này, các nhà đầu tư thường không có luận điểm đầu tư hoặc phương pháp đầu tư rõ ràng. Các quyết định giao dịch thường được đưa ra trong một khoảng thời gian ngắn và không có một nền tảng cơ sở chặt chẽ làm chỗ dựa.
Đối với nhóm nhà đầu tư này, họ rất nhạy cảm với các phiên giảm điểm của thị trường. Tâm thế luôn ở trạng thái lo lắng và cảm thấy cần đóng vị thế bất cứ lúc nào. Nói một cách khách quan, đây không phải là trạng thái nên có của một nhà đầu tư nếu muốn sinh tồn trên thị trường chứng khoán.
Trong quá trình tham gia thị trường, họ sẽ thấy khó khăn để phân biệt giữa các phiên sụt giảm ngắn hạn và phiên sụt giảm có tính chất nghiêm trọng. Vì vậy, khả năng nắm giữ một cổ phiếu tốt trong dài hạn là hiếm khi xảy ra.
Đây là trường hợp thường gặp của đại đa số nhà đầu tư. Đối với trường hợp này thì chúng ta cần phản ứng thế nào với các nhịp sụt giảm của thị trường?
NĐT cần thực sự nghiêm túc tìm hiểu kỹ các thông tin và ghi chép lại những mảnh ghép quan trọng liên quan đến diễn biến vĩ mô. Cần lưu ý kỹ là “ghi chép” lại thông tin thay vì đọc lướt qua và phụ thuộc vào bộ nhớ ngắn hạn. Thời đại mạng xã hội phát triển như hiện nay, chúng ta tiếp cận với một khối lượng thông tin khổng lồ trong một ngày dẫn đến việc rất khó để có thể thực sự nhớ, hiểu và phân tích kỹ một vấn đề. Chính vì vậy việc ghi chép lại rất cần thiết.
#2 Phân loại trên danh mục của mình những cổ phiếu mạnh và yếu.
Đối với các nhà đầu tư chưa nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường thì nên tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng đầu ngành, nên lưu ý là cổ phiếu tăng trưởng đầu ngành chứ không phải là cổ phiếu “to nhất ngành”.
Dựa vào sự phân loại này, nhà đầu tư tiếp tục loại bỏ các cổ phiếu yếu, cổ phiếu không có nội tại tốt. Co gọn danh mục lại chỉ còn 3-4 cổ phiếu chất lượng tốt nhất.
#3 Đánh giá xu hướng của ngành và doanh nghiệp
Nếu đã xác nhận ngành đó là ngành có triển vọng cho quý tiếp theo thì làm rõ tiếp xem “Doanh nghiệp mình chọn có phải là DN sẽ phát triển trong sóng của ngành không?”
Nếu cả 2 câu trả lời đều là “Có” thì chúng ta tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
Nêu 1 trong 2 câu trả lời là “Không” thì chúng ta cần đóng vị thế và tìm kiếm một cơ hội khác.
Trên thị trường chứng khoán, cơ hội luôn mở ra với những nhà đầu tư đủ bình tĩnh. Mặc dù có rất nhiều định kiến và quan niệm về thị trường được tạo dựng lên bởi những nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn, thiếu sự chăm chỉ khi phân tích doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ; nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận được sự phát triển rực rỡ của thị trường chứng khoán.
Cơ hội trên thị trường luôn có, vì vậy chúng ta cần trang bị kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm để có thể săn tìm những cơ hội đầu tư.
Chúc tất cả các nhà đầu tư luôn giữ được sự tỉnh táo và kiên định trong hành trình đầu tư của mình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận