Cách xem qua báo cáo tài chính của DN cơ bản để tìm lọc cổ phiếu "thần tốc" (Phần 2)
THỊ TRƯỜNG DOWNTREND, TÍCH LŨY KIẾN THỨC CHỜ ĐÀ TĂNG MỚI
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của DN trong kỳ báo cáo hoặc là năm tài chính.
Báo cáo HĐKD của DN được chia thành 3 mảng: Hoạt động kinh doanh chính (core), hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh khác.
Trên bài này chúng ta cần phân tích so sánh dọc và so sánh ngang.
Nên nhóm riêng Doanh thu và chi phí để có thể thấy được rõ sự biến động hơn.
- Tách riêng doanh thu và chi phí
- Tính toán tỷ trọng của từng mảng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
- Đánh giá sự thay đổi của từng yếu tố trên: Nguyên nhân? Dự đoán diến biến thay đổi trong tương lai và tác động.
Một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng trên báo cáo KQKD là Biên lợi nhuận gộp.
Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
Phần nào cho thấy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo dõi diến biến của Biên lợi nhuận gộp. Khi Biên lợi nhuận gộp có sự sụt giảm thì cần cẩn trọng.
– Chi phí bán hàng của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: chi phí vận chuyển, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên, chi phí khấu hao…
– Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hành chính( lương, vật liệu mua ngoài, văn phòng phẩm, chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí liên quan khác…), chi phí tiếp khách
Chi phí bán hàng và quản lý danh nghiệp < 30% LNG: Chất lượng doanh nghiệp tốt
Chi phí bán hàng và quản lý danh nghiệp > 70% LNG: DN đang kinh doanh trong 1 ngành nghề có sự canh tranh khốc liệt và DN gần như không có 1 lợi thế cạnh tranh gì đặc biệt
Cần xem kỹ ở phần thuyết mình để tìm ra nếu như khoản mục này tăng đột biến. Thông thường ở khoản mục con là Chi phí dự phòng phải thu khó đòi
Ví dụ: PSD - Q2,3/2021
Thông thường Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm khoảng 7-8% Doanh thu là mức hợp lý. Các doanh nghiệp bán lẻ thì khác.
Đây được coi là khoản mục hay mang tính đột biến ( có thể xấu hoặc tốt ) của DN. Đồng thời nhiều khi nó được sử dụng để “cứu cánh” kết quả kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo nhằm né được những điều luật của Ủy ban như: bị cắt margin, hạn chế tác động xấu dẫn tới giá cổ phiếu giảm làm ảnh hưởng đến các khoản Repo hoặc tài sản cầm cố bằng CP của DN
Cụ thể NLG trong Q3/2021 lợi nhuận chủ yếu đến từ việc đánh giá lại khoản đầu tư => không đem tiền về cho doanh nghiệp.
Ví dụ: CII – Q2/2017 khi đánh giá lại khoản đầu tư vào công ty CEE
Trước khi CEE niêm yết lên sàn 15/5/2017 CII đã thoái bớt vốn khỏi CEE từ 51% xuống còn 49% ( không còn là công ty con). Sau đó CII đã đăng ký mua vào cp CEE để tang tỷ lệ sở hữu trở lại mức 51% từ ngày 18/5-16/6/2017. Trong giai đoạn đăng ký chào mua giá CEE tăng và giao động trong vùng 24.7-33.3. Theo đó CII sẽ được ghi nhận một khoản doanh thu tài chính trong Q2/2017 trên báo cáo hợp nhất khi đánh giá lại tài sản đầu tư vào CEE.
Giá trị mua = Giá trị hợp lý + lợi thế thương mại
Câu hỏi: Tại sao phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 51% sau đó mới lại nâng lên?
“Theo thông tư 202, căn cứ vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 27/IFRS10. Trên BCTC HN, khoản lãi, lỗ do thoái VĐT được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối, vì xét về bản chất thì nghiệp vụ thoái vốn chỉ là giao dịch vốn chủ sở hữu (CSH). Sau đó, nếu Cty mẹ tiếp tục thoái thêm một phần VĐT tại Cty con, dẫn đến mất quyền kiểm soát thì Cty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) hợp nhất”.
Ví dụ: case MSN thâu tóm Vĩnh Hảo
Tìm hiểu về EBIT và EBITDA ( Earning before interest tax and Depreciation & Amortization). Các hệ số thanh toán lãi vay
EBIT margin = EBIT/Doanh thu thuần
EBITDA margin = EBITDA/Doanh thu thuần
Đặc biệt chỉ số EBITDA thường được dùng trong việc phân tích và định giá các doanh nghiệp bán lẻ.
Nếu khoản mục này có tính đột biến thì bắt buộc phải kiểm tra ở phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Khoản mục này lớn là có vấn đề, đặc biệt là nhóm BĐS. Nó cho thấy rằng năng lực, và nguồn lực triển khai dự án không tốt, hoặc đôi khi là một cách tuồn lợi nhuận ra công ty sân sau của ban lãnh đạo.
Ví dụ: CEO Q4/2021, TCH
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận