menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
El Chapo Pro

Cách xem qua báo cáo tài chính của DN cơ bản để tìm lọc cổ phiếu "thần tốc" (Phần 1)

Báo tài chính của doanh nghiệp là ngôn ngữ kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định và kết quả kinh doanh trong một chu kỳ, đồng thời giúp hiểu được dòng tiền của doanh nghiệp ra vào như thế nào.

Có 4 cái báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán là gì? Vì sao gọi là bảng cân đối kế toán?

- Vì gồm 2 phần bằng nhau là phần tài sản và phần nguồn vốn hay còn gọi là nguồn hình thành tài sản.

Tài sản của doanh nghiệp đc chia thành 2 phần: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Để có phần tài sản này thì chủ doanh nghiệp phải bỏ tiền ra hay gọi là vốn chủ sở hữu, đồng thời vay thêm tiền để kinh doanh gọi là vốn vay.

Tỷ lệ Vốn vay/VCSH = D/E là tỷ lệ quan trọng. Tỷ lệ D/E bao nhiêu là hợp lý? – Tùy theo đặc thù ngành nghề và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Trong giai đoạn cần đầu tư mạnh để phát triển KD, DN có thể vay nợ nhiều nhưng tỷ lệ D/E chỉ hợp lý khi DN đảm bảo được dòng tiền thu về từ hđkd thu trong tương lai ổn định để trả nợ.

Tài sản dài hạn tạo ra nền tảng cho hđsx kinh doanh: máy móc thiết bị, nhà xưởng,….( gọi là năng lực sản xuất) : CAPEX = chi phí đầu tư vào năng lực sản xuất

Dựa trên năng lực sản xuất ( tài sản dài hạn) đó DN quay vòng tài sản ngắn hạn để tạo ra hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu đem TSNH – KPT ngắn hạn = Vốn lưu động ròng Working capital ( tiền, các khoản phải thu,…). Khoản đầu tư vào vốn lưu động ròng gọi là OPEX. Nó là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có phục vụ cho các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp.

Vậy vốn lưu động rồng như nào là hợp lý?? Có thể dương hoặc âm.

Để làm rõ chúng ta có công thức Tỷ lệ vốn lưu động ròng.

Tỷ lệ VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn/ nợ phải trả ngắn hạn

Có các khoảng để so sánh: X< 1, 12 ( có lợi thế cạnh tranh nhất định) chúng ta có Bản cáo kết quả kinh doanh

Bao gồm:

Doanh thu

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp => khái niệm rất quan trọng. Biên lợi nhuận gộp phần nào nói lên DN có lợi thế cạnh tranh hay không?

Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế thì còn lại LNST. Lưu ý tới LNST của công ty mẹ.

Lợi nhuận sau thuế này sẽ đi sang phần VCSH dưới dạng Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối => làm tang VCSH. Đồng thời làm tang tiền mặt ở phần tài sản.

Đây là quy trình chuẩn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thể hiện các lưu chuyển tiền ra vào của doanh nghiệp bao gồm:

- Lưu chuyển tiền từ HĐKD

- LƯu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Dòng tiền hoạt động tài chính: tang vốn, vay thêm vốn.

Tốt nhất nên dựa trên nền tảng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Trong giai đoạn DN đang đầu tư năng lực sản xuất ( tức dòng tiền đầu tư âm: chi nhiều hơn là thu về) mà dòng tiền HĐKD tạo ra không đủ bù vào thì sẽ dung tới dòng tiền từ hoạt động tài chính, tức đi vay thêm hoặc tang vốn. Nếu tỷ lệ nợ vay quá cao nhiều khả năng DN sẽ phát hành tang vốn (key để đầu tư)

Tất cả những dữ liệu từ 3 báo cáo tài chính trên sẽ được thuyết minh chi tiết trong báo cáo thuyết minh tài chính của DN

Đầu tiên là trước khi đi vào tìm hiểu sâu từng báo cáo tài chính cần phải xem ý kiến của kiểm toán viên ( rất nhiều người hay bỏ qua bước này => sai lầm).

Tại sao phải xem ý kiến của Kiểm toán viên?

Bởi vì các số liệu trên BCTC sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu kiểm toán viên không chắc về tính trung thực của nó

Có 4 mức độ hay ý kiến của KTV về tính trung thực của 1 bộ báo cáo:

- Chấp nhận toàn phần

- Ngoại trừ

- Không chấp nhận

- Từ chối

Khi KTV đưa ra ý kiến kiểm toàn là chấp nhận toàn phần thì có nghĩa là BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý. Có thể tin tưởng và sự dụng báo cáo cho việc phân tích.

Khi ý kiến từ chối được đưa ra cho BCTC của DN đó thì tốt nhất là tránh xa.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Thông thường khi phân tích bảng cân đối kế toán chúng ta hay so sánh các chỉ tiêu với kỳ báo cáo liên trước đó.

Đầu tiên sẽ nhìn ở phần tài sản xem có khoản mục nào đột biến hay không sau đó đối chiếu sang phần nguồn vốn để xem khoản nào tang giảm tương ứng. Rồi từ đó đi phân tích chi tiết hơn các khoản mục đột biến đó

Bên cạnh đó việc tính toán tỷ trọng trong tài sản sẽ giúp đánh giá sơ bộ liệu DN có đầu tư tài sản một cách hợp lý ( đánh giá theo đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh)

Đồng thời một trong những cách nhận biết sớm rủi ro mất cân đối tài chính từ bảng cân đối kế toán đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn tương ứng.

Nhắc lại sự biến động của Vốn lưu động ròng. Nếu NWC ( Net Working Capital) âm chứng tỏ công ty đang dung nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn => nguy hiểm

1. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Tiền mặt bao nhiêu là tốt?

Tùy theo đặc thù của ngành nghề kinh doanh và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá.

Về lý thuyết doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn sẽ tốt vì đảm bảo được sức khỏe tài chính cũng như đảm bảo được nguồn vốn lưu động ròng. Tuy nhiên, đôi khi thể hiện việc DN chưa tối ưu được hoạt động sản xuất kinh doanh ( không tang đc năng lực sản xuất, ko có dự án để triển khai,…)

Tuy nhiên ít tiền mặt quá thì rất nguy hiểm. Cần so sánh tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, khoảng 10-15% thì chấp nhận được.

Ví dụ: PVS.

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là hình thức đầu tư vào các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…hoặc góp vốn liện doanh bằng tiền, hiện vật với thời gian thu hồi dưới 1 năm.

Khác với khoản mục tiền và tương đương tiền, các khoản gửi bank có kỳ hạn trên từ 3-12 tháng đc tính vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Ví dụ: NDN -2018

Có thể dựa vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này phát hiện ra key đầu tư.

Nguyên tắc hạch toán khoản đầu tư này:

Đối với các DN như bank và CTCK thì được phép hạch toán lãi lỗ theo giá thị trường vào ngày chốt quý. Còn đối với các DN khác thì hạch toán như sau:

Nếu khoản đầu tư đang lãi thì chưa đc phép hạch toán mà phải bán xong mới được hạch toán. Nhưng nếu lỗ thì phải trích lập luôn mặc dù chưa bán. Sau này giá lên DN bán ra thì có thể hoàn nhập về => tăng chi phí tài chính.

Lưu ý: Trong khi DN có thể mua thêm cổ phiếu nên cần tính toán số lượng cổ phiếu đầu kỳ và cuối kỳ để tính toán lãi lỗ.

Lấy giá trị hợp lý cuối kỳ/ thị giá đóng cửa cuối kỳ = số lượng cp nắm giữ. Từ đó lấy giá gốc/ số lượng cp nắm giữ = giá vốn. So sánh chênh lệch thị giá và giá vốn để tính toán lãi lỗ

3. Khoản phải thu ngắn hạn ( quan trọng)

Hiểu một cách đơn giản thì khoản phải thu là bán hàng nhưng chưa thu được tiền.

Tính toán tỷ lệ khoản phải thu/Doanh thu thuần. Các thấp càng tốt. Không nên tập trung vào số ít khách hàng để giảm thiểu rủi ro khách hàng phá sản.

Ví dụ MSH - 2019, 1H/2020

Đánh giá kĩ xem liệu khoản phải thu này có minh bạch và rõ ràng hay không. Nếu không có thuyết mình chi tiết về khoản phu ngắn hạn ( thông thường để khoản mục phải thu khác) thì phải đặt dấu hỏi về Doanh thu liệu có thực hay ko?. Nếu có thuyết minh thì phải tìm hiểu kỹ phải thu từ khách hàng nào. Khách hàng đó có uy tín hay không? Có phải là doanh nghiệp sân sau của ban lãnh đạo hay không? Có phải là doanh nghiệp ảo hay không?

Có thể DN sẽ chuyển khoản phải thu thành khoản đầu tư => book doanh thu ảo hoặc là ban lãnh đạo rút ruột công ty.

Ngoài ra, đánh giá thêm những chỉ số liên quan như Vòng quay khoản phải thu để đánh giá xem khả năng thu hồi khoản phải thu của DN có tốt hay không. Vòng quay càng cao càng tốt.

Vòng quay Khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân = 360/Vòng quay các khoản phải thu bình quân

Ví dụ: HPG vs HSG, NKG, MWG vs MSN.

4. Hàng tồn kho

- Thành phẩm tồn kho hoặc thành phẩm đang được gửi đi bán

- Hàng mua đang đi đường

- Nguyên vật liệu

- Sản phẩm dở dang

- ……

Cần hiểu rõ đặc điểm hàng tồn kho của những loại hình ngành nghề khác nhau. Ví dụ, tồn kho thủy sản không để được lâu, tồn kho thiết bị sản phẩn công nghệ nhanh bị mất giá như điện thoại, máy tính….

Hàng tồn kho nhiều hay ít là tốt? ÍT quá thì ko kịp sản xuất, mà nhiều quá thì mất chi phí lưu kho, tồn hàng => mất giá.

Tính toán vòng quay hàng tồn kho: Phản anh 1 đồng vốn hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp

Thông thường vòng quay hàng tồn kho càng lớn so với các DN cùng ngành thì càng tốt. ví dụ như VHC so với ANV

Nếu số vòng quay hàng tồn kho càng thấp: DN có thể dự trữ hàng hóa quá mức, hoặc tình hình tiệu thụ sản phẩm chậm.

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho bình quân.

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = 360/số vòng quay hàng tồn kho

Một trong những khoản mục cần đặc biệt lưu ý ở đây là Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đây là khoản mục mà DN hay giấu lợi nhuận => đảm bảo sự ổn định về tang trưởng kqkd giữa các kỳ hoặc có thể gây đột biến ở các kỳ sau khi hoàn nhập về, nhằm đạt được mục đích chung của DN.

Ví dụ: VHC - Q1/2022, BSR - Q1/2022

Ngoài ra, cần đối chiếu với giá bán hiện tại có xu hướng thế nào, nếu giá bán đang có xu hướng tang mà DN tích trữ đc nhiều hàng tồn kho giá rẻ ở kỳ trước thì có thể đột biến về lợi nhuận

5. Tài sản cố định hữu hình

Tìm hiểu DN đang sự dụng khấu hao nhanh hay khấu hao chậm, khấu hao theo đường thẳng hay khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh ( thường áp dụng với các ngàng công nghệ đỏi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh), ngoài ra còn phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Xem xét Tài sản cổ định lớn chiếm nhiều chi phí khấu hao đã gần hết khấu hao chưa?

Với những DN có tài sản cố định hữu hình lớn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản, phải trích khấu hao nhiều hàng năm khiến chi phí giá vốn cao nếu gần hết khẩu hao mà tài sản vẫn sự dụng được thì có thể cho lợi nhuận đột biến lên trong tương lai

Ví dụ như ngành điện, phân bón,..

6. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn

Khi đang xây dựng thì mọi chi phí sẽ được ghi nhận vào khoản mục này. Khi hoàn thành thì được kết chuyển vào tài sản cố định => đi vào hoạt động sẽ phát sinh doanh thu.

HPG 2017-2020

Đối với những DN có tài sản cố được lớn mới được kết chuyển sang mà chưa hoạt động hết công suất, đồng thời tỷ trọng đóng góp vào chi phí vốn nhiều => LN kém trong thời gian đầu.

Ví dụ: DHC khi đưa nhà máy Giao Long 2 đi vào hoạt động ngay lập tức cải thiện DT và LN vì chi phí khấu hao không nhiều.

7. Nợ phải trả ngắn hạn

Lưu ý đến khoản mục người mua trả tiền trước. Đây là khoản mà DN chiếm dụng vốn được từ khách hàng. Khoản mục này càng lớn càng tốt. Đặc biệt lưu ý tới nhưng DN bất động sản và BĐS khu công nghiệp.

8. Nợ vay tài chính dài hạn

Kiểm tra báo cáo thuyết minh để xem DN đang vay ở đâu, lãi suất vay là bao nhiêu và tài sản cầm cố là gì?

Đặc biệt là nhưng DN vay ngoại tệ thì phải lưu ý tới sự biến động tỷ giá. => trích lập và hoàn nhập

Ví dụ: điện, xi măng,…

- Tiếp theo: Báo cáo kết quả kinh doanh ( phần 2)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
El Chapo Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

15 Yêu thích
29 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại