24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồ Thị Yến Nhi Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cách tăng thu nhập bền vững (Phần II)

Khi đã biết sức mạnh của tài sản vô hình, chắc bạn sẽ rất băn khoăn không biết nên xây dựng tài sản vô hình từ đâu. Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách để xây dựng tài sản vô hình cho mình.

BƯỚC 1: ĐỊNH HƯỚNG - XÁC ĐỊNH BẠN MUỐN TRỞ THÀNH AI?

Tùy mục tiêu mỗi người mà sẽ phải tốn những khoản thời gian khác nhau để xây dựng được hình mẫu mình muốn trở thành. Có thể là trở thành Bác sĩ, Chuyên viên tư vấn, Quản lý nhà hàng, Chủ kinh doanh, Nhà đầu tư,… Nhưng quan trọng nhất vẫn là hiểu bản thân mình thưc sự muốn trở thành ai và có những sở thích/đam mê nào. Có như vậy bạn mới có đủ động lực để thực hiện. Đừng cố gắng theo đuổi mục tiêu của người khác. Và hãy luôn hỏi “Why” trước khi bắt đầu.

QUY TRÌNH TÌM RA ĐAM MÊ VÀ CÔNG VIỆC PHÙ HỢP

Cách tăng thu nhập bền vững (Phần II)

Bạn có thể áp dụng quy trình 3 bước này để tìm ra đam mê và công việc phù hợp với bản thân.

Bước 1: Choose (lựa chọn)

Bạn cần thời gian review lại xem bản thân đã trải qua những công việc gì, đã có những kiến thức và kinh nghiệm nào, xem có khoảnh khắc nào khiến bạn hăng say làm việc quên cả thời gian hay không. Sau đó, tìm hiểu thật kỹ các ngành nghề “có thể” mình yêu thích, mức thu nhập, những nguồn lực có thể giúp mình đạt được. Khi đã liệt kê được chúng, hãy chọn nghề mà bạn cho là bạn đam mê và hứng thú nhất, nếu cân bằng luôn cả khía cạnh Tài chính càng tốt. Hãy suy nghĩ, cân đo đong đếm về thứ mình sẽ đạt được và thứ mình mất đi để ra quyết định và kiên trì với nó.

Có một câu nói như thế này:

Người thành công sẽ “lựa chọn” nhanh và thay đổi chậm.Người thất bại sẽ “lựa chọn” lâu và thay đổi nhanh.

Bởi vì người thành công họ luôn có mục tiêu, làm việc gì cũng đều xuất phát từ một lý do nào đó, họ rất kiên trì, kiên định với mục tiêu và lựa chọn của mình. Còn người thất bại thì ngược lại.

Bước 2: Do (làm/ hành động)

Sau khi đã xác định ngành nghề mong muốn, hãy lên kế hoạch để thực hiện chúng. Hãy làm chúng với một thái độ đúng đắn có nghĩa là bạn cần sử dụng thái độ quyết liệt, năng nổ và chủ động trong quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho mình.

“Cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc”.

Đây cũng là giai đoạn bạn được trải nghiệm nhiều nhất. Yên tâm sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra, bạn phải học cách giải quyết và thay đổi để trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, tích lũy thêm nhiều vốn sống cho bản thân bạn.

Bước 3: Reflect (nhìn nhận)

Sau khi đã nổ lực hết sức bằng một thái độ đúng đắn, hãy nhìn nhận và quan sát xem bản thân có thực sự thích làm công việc này hay không, công việc có hướng đến một tương lai mà bạn mong muốn hay không. Thực sự lắng nghe cảm xúc và những trăn trở của bạn. Từ đó, đưa ra cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của bạn về công việc hiện tại. Nếu đã phù hợp, tiếp theo, hãy suy nghĩ về những thứ cần thay đổi để phát triển và thăng tiến hơn. Nếu chưa phù hợp, bạn hãy thẳng thắn từ bỏ và bắt đầu lại, đừng mất thời gian với những thứ không phù hợp cuối cùng cũng không có kết quả.

Vòng lặp này có thể sẽ mất nhiều thời gian của bạn, nhưng không ai có thể làm nó thay bạn cả. Một số cách góp phần rút ngắn thời gian: Tìm người thầy/người hướng dẫn phù hợp, tận tâm; tận dụng tối đa thời gian cho việc học hỏi và trải nghiệm; biết rút kinh nghiệm từ bài học của bản thân và của người khác;… Và việc nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào thái độ của bạn rất nhiều.

= Xác định bạn muốn trở thành ai là bước quan trọng nhất vì nó là kim chỉ nam sẽ định hình được bạn trong tương lai. Nếu bước này xác định sai, bạn sẽ mất thời gian để quay lại và làm lại từ đầu với một hình mẫu khác mà mình mong muốn trở thành. Chỉ có một cách duy nhất là tìm hiểu và trải nghiệm những công việc bạn cho là mình phù hợp. Bạn tìm hiểu càng nhanh, trải nghiệm càng sớm thì sẽ càng tốt cho bạn. Bạn chỉ trưởng thành hơn khi bạn trải nghiệm nhiều, rút kinh nghiệm nhiều chứ không phải sống trong vùng an toàn thời gian dài. Độ trưởng thành của bạn được đo bằng kinh nghiệm của bạn.

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH TÀI SẢN VÔ HÌNH

Sau khi đã xác định được hình mẫu mình muốn trở thành, tiếp đến là việc xác định những tài sản vô hình bạn cần tích lũy để đạt được hình mẫu đó. Cụ thể là: Năng lực, Mối quan hệ và Thương hiệu của bạn.

1/ NĂNG LỰC

Năng lực bao gồm: Kiến thức, Kỹ năng và Kinh nghiệm.

*Kiến thức:

Kiến thức là một phần không thể thiếu, bạn phải học tập và trau dồi liên tục. Kiến thức có thể chia làm 3 loại: Kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội và kiến thức Tài chính.

+ Kiến thức chuyên môn (Specialized knowledge)

Nếu bạn là một người chỉ giỏi kiến thức chuyên môn, bạn sẽ được mệnh là một người làm công chuyên nghiệp mặc dù với một mức lương tương đối cao trong nghề. Tuy nhiên, bạn không thể bứt phá thu nhập được chỉ với kiến thức chuyên môn. Làm thế nào bứt phá được, khi công việc mỗi ngày của bạn làm là để phục vụ cho mục tiêu và ước mơ của người khác? Nhưng đây là kiến thức bạn buộc phải có để xác định và định vị được bạn là ai.

+ Kiến thức xã hội (Knowledge society)

Kiến thức xã hội có thể hiểu đơn giản là những kiến thức từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn: văn hóa vùng miền, sức khỏe, tư duy, nghệ thuật, thể thao,… Những khía cạnh mà không nằm trong chuyên môn. Kiến thức xã hội sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trên con đường sự nghiệp, vì nó sẽ mở ra cho bạn nhiều mối quan hệ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu gọi kiến thức chuyên môn là chiều sâu thì kiến thức xã hội chính là chiều rộng.

+ Kiến thức tài chính (Financial knowledge)

Cách tăng thu nhập bền vững (Phần II)

“Một ca sĩ cho dù có tố chất giọng hát hay đến mấy cũng sẽ chỉ mãi hát ở phòng trà nếu như trong đầu không am hiểu tài chính để có thể kinh doanh được trên tài năng của mình”.

Bạn có thể có năng lực, giỏi cả kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội, nhưng bạn không hiểu gì về Tài chính, số tiền bạn cầm cũng sẽ không vững vì nó toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của người khác. Và ai là người chịu trách nhiệm với tiền của bạn? – Chính là bạn. Không ai có thể thay bạn chịu trách nhiệm với quyết định của bạn cả.

Am hiểu kiến thức Tài chính, sử dụng nó để vận hành tiền của bạn sẽ giúp bạn có thể giàu có một cách bền vững. Kiến thức Tài chính bao gồm những kiến thức xoay quanh việc quản lý và vận hành tiền.

= Bạn cần bồi cho mình 3 loại kiến thức này, chúng sẽ hỗ trợ và giúp bạn trở nên “uyên bác” gần như mọi khía cạnh và lĩnh vực, tuy nhiên, vững nhất vẫn hãy là kiến thức chuyên môn.

*Kỹ năng:

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, bạn cần xác định và luyện tập cho mình 4 loại kỹ năng sau:

- Hard skills/ Technical skills: Hay còn gọi là kỹ năng cứng - là những kỹ năng dùng trong chuyên môn của bạn và ít thay đổi.

Ví dụ: Bạn làm trong lĩnh vực Kế toán, kỹ năng cứng của bạn là phân tích, tổng hợp số liệu thống kê; viết báo cáo Kế toán; tin học văn phòng, …

Hoặc bạn làm Bác sĩ, kỹ năng cứng là khám, chữa bệnh,…

- Professional skills (Pro-skills): được gọi là kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Pro-skill bao gồm soft skills (kỹ năng mềm) và một số kỹ năng khác để hỗ trợ bạn để có thể làm việc trong một môi trường tiêu chuẩn cao đòi hỏi sự đa năng. Pro-skill cần sự linh động và ứng biến tùy hoàn cảnh.

Ví dụ: Kỹ năng trên bàn ăn (sử dụng dao, nĩa; sử dụng khăn ăn,…), kỹ năng lựa chọn trang phục, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán – thương lượng,…

- Leadership and Management skills: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý.

Để có thể thăng tiến được trong công việc, hãy học thêm kỹ năng lãnh đạo và quản lý để bản thân trở nên phù hợp với những vị trí cao hơn.

Ví dụ: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng truyền cảm hứng, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực, kỹ năng dẫn dắt, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng truyền đạt,…

- Skills gap: Đây là kỹ năng khiến bạn khác biệt so với đồng nghiệp, là điểm cộng giúp bạn trở nên nổi bật hơn trong chuyên môn và trong môi trường làm việc. Những kỹ năng này giúp bạn nâng cấp bản thân trong chính lĩnh vực bạn đang làm.

Ví dụ: Trong môi trường làm việc của bạn chỉ đòi hỏi trình độ ngoại ngữ là tiếng Anh, tuy nhiên, bạn có khả nănggiao tiếp bằng 3 loại ngôn ngữ (tiếng Anh, Nhật, Trung) chẳng hạn.

= Tùy tính chất công việc, hãy xác định cho mình những kỹ năng cần thiết, luyện tập chúng hằng ngày cho đến khi chúng trở thành của bạn.

*Kinh nghiệm:

Có lẽ nhiều người sẽ hay nhầm lẫn giữa kinh nghiệm và trải nghiệm.

Trải nghiệm là toàn bộ những gì bạn đã trải qua trong quá khứ và nó sẽ tương ứng với độ tuổi của bạn.Kinh nghiệm là những bài học bạn rút ra được từ trải nghiệm.

Câu hỏi đặt ra, liệu bạn nhỏ tuổi thì có thể có nhiều kinh nghiệm hay không?

Câu trả lời là có, bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình nhờ việc bạn rút ra được bài học từ trải nghiệm/kinh nghiệm của người khác (đó cũng là một cách học thông minh). Không phải việc gì trải nghiệm xong bạn cũng có cơ hội rút kinh nghiệm để làm lại. Cách để bạn có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm cho mình, hãy học cách lắng nghe thấu hiểu và quan sát người khác nhiều hơn. Đó là lý do nhiều người tuổi đời còn nhỏ nhưng lại dày dặn và chững chạc, vì họ biết rút kinh nghiệm và học hỏi từ người khác.

Có 2 loại kinh nghiệm bạn cần lưu ý:

+ Kinh nghiệm từ kiến thức hàn lâm: Bạn nên rút ra bài học và làm theo 100%.

+ Kinh nghiệm từ trải nghiệm cá nhân: Bạn nghe và tự rút ra bài học cho bản thân mình.

2/ MẠNG LƯỚI MỐI QUAN HỆ

Bài trước, tôi đã chia sẻ, bạn cần tìm cho mình 5 người bạn thân nhất vì bạn là trung bình cộng của họ. Nếu hiện tại bạn chưa có, hãy hình dung về họ - những người có thể giúp bạn đạt được mục tiêu và trở thành con người bạn mong muốn. Hãy hình dung xem họ là ai, làm gì, ở đâu, có những sở thích, đam mê nào, bạn có giá trị gì để cho họ,... Sau khi xác định được, hãy lên kế hoạch và xây dựng hình mẫu bản thân để có thể trở nên phù hợp với họ.

Ví dụ:

Bạn muốn trở thành một Cố vấn Tài chính.

5 mối quan hệ bạn xác định muốn kết nối:

- Chuyên gia về lĩnh vực Chứng khoán

- Chuyên gia về lĩnh vực Vàng

- Chuyên gia về lĩnh vực Bất động sản

- Giám đốc công ty quản lý quỹ

- Chuyên gia về lĩnh vực Bảo hiểm

= Hãy hình dung có ai phù hợp với tiêu chuẩn này (dĩ nhiên bạn có thể đặt ra các tiêu chuẩn khác cho các mối quan hệ của mình, miễn nó phù hợp với bạn).

Nếu kết thân được với những người này có lẽ bạn sẽ trở thành một Cố vấn Tài chính nổi bật trong ngành về độ am hiểu nhiều lĩnh vực và nhiều kênh đầu tư từ việc giao lưu, nói chuyện với những người bạn thân trong ngành.

Ngoài ra, cũng hãy tích cực cho đi và chăm sóc các mối quan hệ 50 – 100 trong quá trình tìm kiếm mối quan hệ 5. Nó sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trên con đường sự nghiệp và cuộc sống của bạn.

3/ THƯƠNG HIỆU

"Nếu muốn trở nên giống ai đó, bạn phải ra sức “diễn”. Còn nếu muốn xây dựng một thương hiệu cá nhân riêng, bạn buộc phải là chính mình".

Khi bạn xác định được chuyên môn (Bạn là ai?), việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn lan tỏa được giá trị của bản thân ra cộng đồng nhanh chóng. Thương hiệu cá nhân của bạn sẽ phản ánh tính cách và năng lực của bạn. Bạn càng giỏi, giá trị bạn mang lại cho cộng đồng sẽ càng lớn, chúng cộng hưởng cho nhau khiến bạn ngày càng có giá trị. (Và dĩ nhiên, tiền sẽ không còn là vấn đề với bạn lúc này).

BƯỚC 3: CỤ THỂ HÓA KẾ HOẠCH THEO PHƯƠNG PHÁP 5W1H HOẶC SMART GOAL.

Cách tăng thu nhập bền vững (Phần II)

Sau khi đã liệt kê những mục tiêu nhằm xây dựng Tài sản vô hình cho bạn, bạn có thể chọn 1 trong 2 phương pháp lập kế hoạch sau để xây dựng kế hoạch đạt được chúng.

1/ PHƯƠNG PHÁP 5W1H

Để lên chiến lược/lập kế hoạch theo 5W1H bạn phải trả lời những câu hỏi sau

What: Mục tiêu gì?

Why: Tại sao bạn phải thực hiện mục tiêu đó?

Who: Ai là người có thể giúp bạn thực hiện mục tiêu đó?

When: Khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc?

Where: Những địa điểm để bạn thực hiện được mục tiêu?

How: Kế hoạch/ Lộ trình thực hiện như thế nào? Cần điều kiện/yêu cầu gì? Nguồn lực nào?

Cách tăng thu nhập bền vững (Phần II)

Ví dụ:

Mục tiêu: Tôi muốn có bằng IELTS 6.5 trước năm 2023 để kịp tốt nghiệp.

What: Có bằng IELTS 6.5

Why: Tốt nghiệp Đại học.

Who: Thầy/ cô dạy luyện thi IELTS, Bạn học cùng lớp học Tiếng anh (cụ thể tên ra càng cụ thể càng dễ thực hiện)

When: Ngày 25/06/2022 thi, thi trong vòng 1-2 ngày.

Where: Văn phòng IDP TP.HCM

How: (Kế hoạch để đạt IELTS 6.5, bạn sẽ làm gì mỗi ngày, tuần, tháng; chi phí bao nhiêu)

Mỗi ngày học thuộc 20 từ vựng.

Làm 1 bài tập Nghe nói đọc viết/ngày.

Luyện nói với bạn cùng lớp (2 lần/tuần).

(Tùy vào tính toán của bạn để chia thời gian cho phù hợp)

2/ PHƯƠNG PHÁP LẬP MỤC TIÊU THEO SMART GOAL.

S (Specific): Cụ thể

M (Measurable): Đo lường được

A (Achievable): Độ khả thi

R (Relevant): Những thứ liên quan

T (Time-bound): Mốc thời gian

Ví dụ:

Có bằng IELTS 6.5 trước năm 2023 để tốt nghiệp Đại học.

Xét độ khả thi: Hiện tại, bạn đã học hết khóa học luyện thi IELTS và đã tự học Tiếng Anh trong 2 năm.

Những thứ liên quan: Lệ phí thi 4.750.000. Địa điểm thi: Văn phòng IDP TP.HCM. Nguồn lực: Giáo viên dạy tiếng Anh, bạn bè cùng lớp Tiếng Anh.

Thời gian: Ngày 25/06/2022 có lịch thi. Thi trong 2 ngày. 2 tuần sau ngày thi có bằng.

Từ giờ tới thời điểm thi còn 6 tháng, mục tiêu thuộc 4.800 từ vựng mới, làm 72 đề thi thử IELTS, 72 bài nghe, tập làm 72 đề bài nói.

Mỗi tháng: 800 từ vựng mới, 12 đề thi thử IELTS, 12 bài nghe, 12 đề nói

Mỗi tuần: 200 từ vựng mới, 3 đề thi thử IELTS, 3 bài nghe, 3 đề nói

= Phân bổ vào lịch công việc mỗi ngày miễn 1 tuần đạt các mục tiêu đặt ra. Có nghĩa là 1 ngày bạn học 30 từ vựng mới, chọn làm 2/3 mục sau: làm 1 đề thi thử IELTS/1 bài nghe/1 đề nói.

= Sau khi lên kế hoạch chi tiết cho mục tiêu của bạn, hãy đưa chúng vào “to do list” và thực hiện mỗi ngày.

BƯỚC 4: THỰC THI KẾ HOẠCH, RÀ SOÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁCH THỰC HIỆN.“Hành trình vạn dặm luôn khởi đầu bằng một bước chân”.

Để lên được một kế hoạch chỉnh chu không dễ, cần rất nhiều thời gian. Và trong quá trình thực thi, bạn sẽ rơi vào vòng lặp: trải nghiệm - sai – rút kinh nghiệm – làm lại – đúng. Hãy nhớ rằng, không phải kế hoạch nào được lên tỉ mỉ cũng sẽ thực thi được. Mục tiêu thì không đổi nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách thức thực hiện miễn là nó hiệu quả hơn và khả thi.

Tinh thần kỷ luật và sự kiên trì là yếu tố bắt buộc để bạn có thể thành công.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả