Cách phân bổ tài sản hiệu quả nhất
Chắc các bạn đã từng nghe “không bỏ trứng vào một giỏ” rồi phải không ? Cái này là khẩu quyết trong môn phái đầu tư! Nghĩa là đa dạng hóa danh mục, danh mục gồm nhiều loại tài sản để giảm thiểu rủi ro. Nhưng làm sao biết chọn cái nào? Mỗi cái bao nhiêu?
1. Cần biết mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Cái này nó là nguyên tắc rồi, giống như là vợ/bạn gái luôn luôn đúng vậy, dù có một vài trường hợp cá biệt (outlier). Theo đó, rủi ro cao thì lợi nhuận cao và ngược lại. Tài sản nào có thể tăng x lần thì cũng có khả năng giảm x lần. Ví dụ như cryptocurrencies tăng 50-100% thì nếu giảm như vậy cũng là bình thường :). Cái nào chắc ăn quá thì không thể có lợi nhuận cao, ví dụ mua trái phiếu chính phủ, có chính phủ bảo kê, thì không thể có tỷ suất sinh lợi cao như cổ phiếu tăng trưởng được. Cho nên nghe ai nói đầu tư cái gì chắc chắn ăn, ăn nhiều, không có rủi ro thì tự nhéo mình một cái, và nhớ đến Chàng-Ngốc-Già :).
2. Cần biết mối tương quan giữa các loại tài sản với nhau
Theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại Modern Portfolio Theory (MPT, không phải em Mai Phương Thúy) thì khi nhóm các tài sản lại với nhau trong một danh mục, thì các tài sản cần có mối quan hệ ngược chiều nhau, để giảm mức độ rủi ro.
Quan hệ ngược chiều nghĩa là khi giá tài sản này tăng, giá tài sản kia giảm. Ví dụ thường thấy là khi cổ phiếu tăng thì trái phiếu giảm và ngược lại, Bởi vậy nên với có cái danh mục cổ truyền là 60-40, tức là 60% trái phiếu, 40% cổ phiếu.
Mà muốn biết mối quan hệ giữa hai loại tài sản thì phải chạy hồi quy, trên dữ liệu quá khứ về tỷ suất sinh lợi (return) của hai tài sản đó. Từ đó biết được hệ số tương quan là chỗ nào trong khoảng [-1,1]. Nếu âm thì nghịch chiều, dương thì cùng chiều, càng lớn thì càng mạnh. Ví dụ +0,8 là mạnh. Nghĩa là ông này tăng thì ông kia cũng tăng, nên chỉ cần chọn một ông bỏ vào danh mục thôi. Như đã nói ở trên, chỉ chọn khi ngược chiều.
Ví dụ cụ thể hơn? thì nếu đầu tư dòng bank, thì chọn một hay hay bank thôi, ai đi chọn hết :). bank chết là chết chùm sao.
3. Xác định mỗi tài sản là bao nhiêu, tức tỷ lệ % trong tổng danh mục
Chuyện này thì tùy cái gu rủi ro của mỗi người, như đã nói ở trên thì lợi nhuận đi kèm rủi ro. Mà bây giờ trên thị trường thì có nhiều loại tài sản, chứ không như hồi xưa cứ cổ điển tư thế 60-40 :). Chẳng hạn như nhiều quỹ đầu tư bây giờ còn thêm cả BTC, ETH vào nữa (nhưng tỷ trọng rất nhỏ)
Các bạn có biết trường ĐH Yale và Harvard bên Mỹ phải không. Họ không chỉ nổi tiếng về chuyện chất lượng, mà còn nổi tiếng về chuyện đầu tư nữa :).
Số là các trường này có cái quỹ endowment fund, do mạnh thường quân, cựu sinh viên (alumni) đóng góp, nhiều quá mà để vậy phí nên phải đầu tư chớ ?
Và kết quả đầu tư của Yale và Harvard rất ấn tượng, mặc dù Yale nhỉnh hơn Harvard một chút, nhưng cả hai khá tương đồng trong chiến lược đầu tư, với chỉ số Sharpe ratio 1. Giai đoạn 1985-2008, tỷ suất sinh lợi trung bình AR là 15%-16%, như Yale năm thắng lớn nhất là 42%, thua lớn nhất là -0,2% !!!. các bạn đọc thêm cuốn sách “The Ivy Portfolio” của Mebane Faber để có thêm thông tin.
Ví dụ danh mục của Yale và Harvard: cổ phiếu 45% (trong nước và quốc tế), trái phiếu 14%, bất động sản 18%, và hàng hóa (commodities) là 23%.
Có 2 ông trùm quản lý danh mục cũng viết sách chia sẻ danh mục là Mohamed El-Erian (When Markets Collide) và David Swensen (Unconventional Success). Cái tên El-Erian thì khỏi phải nhắc với các bạn lăn lộn trong thị trường tài chính rồi.
4. Theo dõi mức độ rủi ro của danh mục và tái cân đối (rebalancing) danh mục
Vì sao vậy ? Bởi vì theo thời gian, các tài sản trong danh mục của bạn thay đổi giá trị, từ đó thay đổi tỷ trọng, và làm thay đổi mức độ rủi ro. Nếu vị thế mới lệch xa với mục tiêu ban đầu, thì phải điều chỉnh lại. Và quan trọng hơn gu rủi ro thay đổi theo thời gian. Ai đời nói với vợ/chồng là em/anh không còn như xưa nữa :). Cái gì xài mà không hao mòn.
Ví dụ, lúc đầu lập danh mục, theo 50-50, nghĩa là 50% cổ phiếu, 50% trái phiếu, 3 năm sau nhờ cô thương nên cổ phiếu tăng quá xá, mà không để ý nên bây giờ thấy tỷ trọng của cổ phiếu trong danh mục là 80%, trái phiếu còn có 20%. Wow, mức độ rủi ro khác xa rồi, em đã khác xưa rồi :).
Nhưng lúc này nhiều cám dỗ lắm. Bán mấy cái đang thắng thì “xót” lắm, nhưng các bạn đừng quên nguyên tắc cơ bản trong đầu tư: mua thấp bán cao. Đạt được mục tiêu là được, ăn non một chút cũng không sao.
Nếu không tái cân đối, xui một phát là thấy vỡ mặt ngay. Chắc nhiều bạn đọc tới đây thấy hình bóng mình phải không ?
Vậy khi nào thì rebalance ?
Cũng khó có một lời khuyên chung cho tất cả mọi người. Nhưng thường là xuân thu nhị kỳ, hay một năm một lần. Ở nhiều nước, thường là trước lúc chuẩn bị khai thuế thu nhập, cái này cũng có liên quan gì đó đến hiện tượng Sell in May (chị Hằng Đại Nam có mơ thấy cái này thì phải).
Đó cũng là lý do tại sao các bạn thấy có những đợt đột nhiên thị trường biến động, vì các quỹ lớn tới “chu kỳ” rebalance, dù thời tiết vẫn đẹp. Cái này các anh em cũng phải để ý “chu kỳ” của chị em, đừng có hỏi vì sao bị giận vô cớ :).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận