24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thanh Thanh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cách đọc nhanh BCTC thời 4.0

CÁCH ĐỌC NHANH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ "SỨC KHỎE" TÀI CHÍNH CỦA DN.

* Xem ý kiến kiểm toán viên: Mức độ tin cậy của BCTC sẽ giảm dần tương ứng với 4 ý kiến kiểm toán lần lượt là Chấp nhận toàn phần, Ngoại trừ, Không chấp nhận, Từ chối.

* Đọc bảng cân đối kế toán:

- Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn và có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo để trả lời 2 câu hỏi: Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào?

- Quan sát xu hướng biến động của Vốn lưu động thuần (NWC) ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) để đánh giá sự cân đối tài chính của doanh nghiệp. Nếu NWC mà giảm dần và âm trong nhiều năm thì doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, dẫn đến mất cân đối tài chính.

* Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Tách riêng doanh thu (doanh thu thuần về BH&CCDV, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí BH, QLDN, chi phí khác).

- Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí, tính toán tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ. Chú ý xem DT nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DT. Nếu chủ yếu đếm từ khoản thu nhập khác thì phải đặt cảnh báo nhé!

chú ý xu hướng của DT và Lợi nhuận, chúng phải cùng xu hướng với nhau và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của DT thì cho thấy công ty kiểm soát và quản lý chi phí tốt.

* Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: dòng tiền này phải luôn dương. Đây là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: dòng tiền này âm mới tốt, nó sẽ liên quan đến nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông… và chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…

- Dòng tiền chi trả cổ tức: Việc doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm sẽ là tín hiệu tích cực cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp lành mạnh và lợi nhuận tốt. Tuy nhiên rất rủi ro nếu doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mà dòng tiền HĐKD âm, trong khi dòng tiền từ hoạt động tài chính dương thì có thể doanh nghiệp đã dùng tiền đi vay để trả cổ tức cho cổ đông.

* PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG: (Để biết các chỉ số này tốt hay không thì thường sẽ so sánh với chỉ số trung bình ngành mà cty đang hoạt động hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh ngang hàng với cty đó)

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH:

+ KHẢ NĂNG SINH LỜI:

 Tỷ suất lợi nhuận gộp: tỷ lệ này cao, ổn định qua nhiều năm thường là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

 Tỷ suất LNST trên tổng tài sản (ROA): Tỷ lệ này càng cao càng tốt, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt thép, giấy, hóa chất,.. thì ROA rất quan trọng

 Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở hữu (ROE): tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao (thường trên 15%) và ổn định trong nhiều năm (kể cả khi thị trường khó khăn) là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

 Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS): một doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt, lành mạnh thì EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng.

+KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI SẢN (Chỉ tiêu này càng cao càng tốt)

 Vòng quay hàng tồn kho: cho biết 1 đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

 Vòng quay khoản phải thu: cho biết vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh

 Vòng quay tổng tài sản: cho biết 1 đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tổng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

- ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH:

+KHẢ NĂNG THANH KHOẢN: cho biết khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: tỷ lệ này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp sẽ có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cho biết doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn

+ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ VỐN VAY:

 Chỉ số nợ: cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu gánh được bao nhiêu đồng nợ các loại

 Tổng nợ/ Tổng tài sản: cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn vay. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.

Các chỉ số này mn có thể tham khảo trên các trang vietstock, cafef, fialda, cophieu68,... nhé.

PHẦN NÀY BONUS THÊM NHÉ MN 😄 Định giá cổ phiếu theo cách đơn giản: phương pháp mình hay sử dụng nhất là phương pháp P/E, P/B.

* Định giá theo phương pháp P/E: P/E là số năm thu hồi vốn, nếu lợi nhuận không đổi, hay là số tiền bỏ ra cho 1 đồng lãi. Có hai loại P/E trong thực tế đầu tư là chỉ số forward P/E (loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo) và trailing P/E (loại được tính toán dựa trên thu nhập bốn quí trước đó). Khi nói đơn giản là P/E thì đây là trailing P/E

+ P/E = Giá thị trường / EPS. Nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng. Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.

* Định giá theo phương pháp P/B (thường dùng định giá các dn có nhiều tài sản ngầm và "giá trị"cao: P/B chính là số tiền phải trả cho 1 đồng vốn chủ sở hữu

+ P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu. Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu.

+ Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/B càng thấp càng tốt. Nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/B < 1.5.

Các bước phân tích kĩ thuật- TA của mình. MN tham khảo thêm thôi nhé 😄 (Trong phân tích kĩ thuật điều quan trọng nhất chính là xác định xu hướng. Hãy coi xu hướng là người bạn tri kỉ của mính. Trend is your friend. Đừng chống lại xu hướng nhé!!)

 Xác định vùng kháng cự, hỗ trợ bằng cách nối các đỉnh, đáy trong quá khứ. Vùng nào càng nhiều đỉnh, đáy thì vùng kháng cự, hỗ trợ đó càng cứng, khó phá vỡ

 Xác định xu hướng giá của cổ phiếu bằng đường trendline: xu hướng tăng, giảm hay đang sideway, tích lũy

 Phân tích các mẫu hình nến như nến tiêu chuẩn, nến marubozu, nến doji, spinning top,.. mẫu hình mây đen che phủ, mẫu nến xuyên,..kết hợp quan sát volume để đánh giá diễn biến tâm lý của thị trường, dự đoán xu hướng tiếp theo giá cổ phiếu

 Sử dụng thêm các chỉ báo kĩ thuật khác như các đường MA9, MA20, MA50,.. Bolinger bands, RSI, MACD, Ichimoku cloud,.. để tăng độ chính xác cho dự đoán, nhận định từ đó đưa ra quyết định mua hay bán nhé. Nhớ là thạo indicators nào thì tập trung vào nó nhé, đừng lạm dụng nhiều quá lại phản tác dụng đó ạ!!!

Cảm ơn mn đã đọc bài chia sẻ của mình nhé!! Kiến thức mình vẫn còn hạn hẹp, mong các tiền bối trong group có thể đóng góp thêm kinh nghiệm quý báu của mình cho cộng đồng NĐT ạ!

Cách đọc nhanh BCTC thời 4.0
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Vũ Thanh Thanh Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả