Cách để thương hiệu xây dựng chiến lược kinh doanh Tết
Chiến lược kinh doanh tết là yếu tố quan trọng để các thương hiệu có thể nổi bật và thu hút khách hàng trong mùa lễ hội. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu cách để các thương hiệu xây dựng chiến lược kinh doanh mùa Tết hiệu quả.
Phân tích tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp
Trong bất kỳ kế hoạch chiến lược nào, bước đầu tiên là xem xét tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Bằng cách phân tích tầm nhìn, bạn có thể xác định cách thay đổi doanh nghiệp của mình. Điều này để đạt được mục tiêu dài hạn thay vì tập trung vào giải pháp ngắn hạn.
Tầm nhìn là những mục tiêu mà doanh nghiệp đã định hướng và mong muốn đạt được trong tương lai. Nếu doanh nghiệp không có tầm nhìn rõ ràng hoặc cảm thấy tầm nhìn của mình đã lỗi thời. Hãy xem xét lại để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hướng tới đúng mục tiêu.
Thực hiện phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong những bước quan trọng khi doanh nghiệp thực hiên chiến lược kinh doanh Tết. Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats) là sử dụng để phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp. Việc thực hiện phân tích SWOT giúp thương hiệu đặt ra các câu hỏi quan trọng. Đồng thời tiết lộ thông tin cần thiết và hướng đi cho doanh nghiệp. Điều này giúp bạn tự đánh giá doanh nghiệp của mình từ bên trong và bên ngoài.
Điểm mạnh và điểm yếu được coi là nội bộ, trong khi cơ hội và mối đe dọa được coi là ngoại vi. Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận biết những gì mà bạn làm tốt và việc cần cải thiện. Cơ hội và mối đe dọa càng quan trọng hơn trong thị trường ngày nay, khi các công ty phát triển và đổi mới nhanh chóng. Thay vì phản ứng khi đối thủ cạnh tranh phát triển, phân tích SWOT giúp doanh nghiệp chuẩn bị và hành động trên tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Để duy trì sự phù hợp và trách nhiệm, nên thực hiện phân tích SWOT kỹ lưỡng ít nhất mỗi quý.
Đề ra mục tiêu tổng thể
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược kinh doanh ngày Tết có thể là tăng doanh số bán hàng. Nó tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng cường mối quan hệ khách hàng. Đồng thời còn giúp tối ưu hóa lợi nhuận trong mùa kinh doanh quan trọng này.
Xác định KPI cho doanh nghiệp
Ngoài việc đặt ra các mục tiêu SMART, doanh nghiệp cũng cần thiết lập các ngày tháng và các cột mốc quan trọng mà bạn muốn đạt được để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng hướng. Doanh nghiệp cũng cần xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) mà bạn sẽ sử dụng để theo dõi sự thành công của các mục tiêu của mình. Việc sử dụng số liệu là một cách tốt để đo lường tiến độ và hiểu rõ những gì hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp. Khi nói về KPI và doanh nghiệp, không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả. Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu riêng và nên sử dụng kế hoạch kinh doanh của mình làm cơ sở để xác định KPI.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt doanh thu 100.000 USD trong năm tới. Hãy xem xét liệu mục tiêu này có thể đạt được hay không dựa trên hiệu quả kinh doanh trước đó. Thay vì đặt ra KPI quá cao và khó đạt, hãy cân nhắc việc thiết lập các KPI dễ đạt được hơn dựa trên hiệu quả kinh doanh trước đó và phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn cá nhân của bạn. Khi doanh nghiệp đặt KPI một cách hợp lý, chúng sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh lớn hơn của mình.
Phát triển chiến lược cụ thể
Phát triển các chiến lược Marketing
Xác định cách tiếp cận và tiếp thị đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Điều này có thể bao gồm các chiến lược quảng cáo, Content Marketing, Marketing trực tuyến và Marketing truyền thống.
Phát triển chiến lược sản phẩm, dịch vụ
Xác định cách phát triển và cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được KPI.
Phát triển chiến lược giá cả
Xác định cách định giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng thời đáp ứng mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp.
Phát triển chiến lược phân phối
Xác định cách phân phối sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Phát triển chiến lược nhân sự
Đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó phát triển kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự nếu cần.
Đánh giá hiệu suất của chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược không phải chỉ là một công việc một lần mà là một quá trình liên tục. Sau khi thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp cần đánh giá xem mọi thứ diễn ra như thế nào. Đừng ngần ngại thay đổi hướng đi nếu cần thiết và đừng sợ khó chịu khi thay đổi cách làm.
Hãy lên lịch thời gian để xem những gì đang hoạt động và cần điều chỉnh. Đảm bảo rằng cả thương hiệu và nhân viên hiểu rõ về mục tiêu kinh doanh và những gì cần phải làm. Doanh nghiệp có thể quyết định kiểm tra hàng ngày hoặc hàng tuần cho một số phần của kế hoạch Từ đó đánh giá hàng tháng hoặc hàng quý cho những thay đổi khác.
TẢI NGAY TEMPLATE 6 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Adsplus
Với Đội Ngũ Chuyên Gia lâu năm tại Adsplus sẽ giúp tăng hiệu quả quảng cáo, thúc đẩy ra đơn hàng, sử dụng hệ thống báo cáo minh bạch 24/7. Adsplus™ đã liên tiếp đạt các giải thưởng về tối ưu quảng cáo và mobile 2017, 2018.
- Cung Cấp Giải Pháp Digital Marketing Tổng Thể Quảng Cáo Google, Facebook, Youtube, Website tại adsplus.vn
- Tham khảo các khóa học Google Ads, Facebook Ads tại guru.edu.vn
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận