24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chứng Khoán và Đời Sống Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cách chọn cổ phiếu đầu tư khi nhìn vào doanh nghiệp (Phần 2)

Học chứng khoán cho F0

Tiếp tục phần 1, dưới đây là các dấu hiệu rất quan trọng trong quá trình đánh giá doanh nghiệp.

Phần 1: Xem Tại đây

6. Chọn cổ phiếu của Doanh nghiệp có ban lãnh đạo tâm huyết và tài năng.

Để đánh giá được ban lãnh đạo của một doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu cổ đông của công ty, tìm hiểu rõ lịch sử, trình độ, cách điều hành của ban lãnh đạo và các cá nhân hoặc tổ chức có sở hữu phần lớn cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trước khi vào phân tích cơ cấu cổ đông, chúng ta cần hiểu cách phân loại các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Về cơ bản được chia thành hai nhóm chính là Doanh nghiêp tư nhân và Doanh nghiệp nhà nước.

*) Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước nắm hết cổ phần (nắm 100%), các công ty nắm giữ thường là: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV), tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng CT đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

– Tuy nhiên theo lộ trình thoái vốn của chính phủ, đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và được bán vốn ra công chúng, lượng bán ra phụ thuộc vào lộ trình của mỗi doanh nghiệp. Ví dụ: Các doanh nghiệp mà nhà nước đang nắm giữ lượng lớn cổ phần là: Ngân hàng Viettinbank (CTG), Tập đoàn Bảo Việt (BVH), …

– Đặc điểm của doanh nghiêp nhà nước:

Ưu điểm:

Được bảo trợ và chống lưng vững chắc.

Được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho kinh doanh.

Được ưu đãi để dành được các hợp đồng.

Vay vốn ngân hàng dễ và có ưu đãi lãi suất hơn.

Được miễn giảm thuế và vốn lớn.

Khuyết điểm:

Ban quản trị: có thể có tham nhũng của giám đốc.

Nhân sự: kém và lỏng lẻo theo kiểu con ông cháu cha.

Lãng phí hoặc hiệu quả đầu tư thấp.

Thực lực kém do yếu tố cạnh tranh về nhân lực thấp.

*) Doanh nghiệp Tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ban quản trị có trách nhiệm hơn.

Doanh nhân xem Doanh nghiệp như con của mình.

Phát triển kinh doanh dựa vào nội lực và tài năng thực sự.

Chịu nhiều thiệt thòi hơn Doanh nghiệp nhà nước nên luôn đổi mới hoàn thiện để cạnh tranh.

- Phân tích cơ cấu cổ đông và đánh giá ban lãnh đạo

Đánh giá ban lãnh đạo

– Cần tìm hiểu xem ban lãnh đạo là người như thế nào, có tâm huyết với công ty hay không, những thành tựu đạt được trong quá khứ là gì, có đề cao lợi ích của công ty và cổ đông không, có làm giá cổ phiếu để trục lợi cá nhân ko, nội bộ có đoàn kết không… Nếu nội bộ Ban lãnh đạo có vấn đề thì cổ phiếu sẽ gặp nguy hiểm. Ban lãnh đạo tốt sẽ nắm giữ càng nhiều cổ phiếu càng tốt và hạn chế bán ra còn Ban lãnh đạo xấu sẽ bán dần hoặc mua/ bán liên tục để trục lợi từ việc tăng giảm của cổ phiếu. Vì vậy khi cổ đông lớn hoặc ban lãnh đạo bán dần cổ phiếu là dấu hiệu xấu của công ty.

– Ban lãnh đạo bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát. Một Ban lãnh đạo tốt cần người chính trực, có tài, cam kết gắn bó với công ty và có thể có chân rết trong nhà nước. Tuy nhiên cần chú ý nếu Ban lãnh đạo chủ yếu là anh em họ hàng thì cần chú ý tới sự thiếu minh bạch.

7. Chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có sản phẩm kinh doanh đang tích cực.

Doanh nghiệp có sản phẩm kinh doanh tốt, đa dạng, giá thành cao (biên lợi nhuận gộp lớn) và liên tục đột phá mới hiệu quả.

– Chọn sản phẩm mà ai cũng muốn mua, nhất là khi sản phẩm mới ra.

+ Công ty có sản phẩm tốt và đột phá sẽ có nhiều người mua, doanh số tăng mạnh khiến lợi nhuận đột biến trong tương lai và giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo.

– Chọn sản phẩm tiêu dùng thiết yếu có thị trường ngày càng phình to.

+ Sản phẩm có thị trường càng ngày càng lớn và thiết yếu Mức sống và dân số tăng kéo theo thị trường mở rộng Sản lượng tiêu thụ tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên Lợi nhuận và giá cổ phiếu cũng sẽ tăng.

– Cách tìm và đánh giá cổ phiếu của một công ty có sản phẩm tiềm năng.

+ Sản phẩm xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Hàng tiêu dùng, thực phẩm, thuốc men, xăng dầu, dịch vụ vận tải,…

+ Sản phẩm có nhu cầu nội địa cao và được quan tâm nhiều.

+ Sản phẩm xuất khẩu có nhu cầu cao về xu hướng tiêu dùng.

+ Sản phẩm được nhiều người quan tâm và tiềm năng mở rộng được thị phần liên tục.

+ Sản phẩm có doanh thu hàng quý/ hàng năm và giá cổ phiếu đang trên đà tăng trưởng tốt.

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn: hàng hóa độc quyền trên thị trường, chiếm thị phần lớn, rào cản ngành lớn khiến đối thủ khó gia nhập hoặc được bảo hộ từ nhà nước.

– Những công ty độc chiếm thị trường sẽ phát triển mạnh và kết quả kinh doanh sẽ tốt vì sản phẩm của họ khách hàng buộc phải sử dụng và không phải bận tâm đối phó với các công ty đối thủ. Nếu có cạnh tranh thì sẽ chia làm 2 loại: cạnh tranh hoàn hảo (độc lập, ngang tầm, sản phẩm dồng dạng và tự do ra vào) và cạnh tranh không hoàn hảo (độc chiếm, thôn tính, cá lớn nuốt cá bé). Vì vậy nên đầu tư vào các công ty độc quyền.

8. Chọn cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề được hưởng lợi

8.1. Tầm nhìn về ngành nghề

+ Để có một tầm nhìn tốt về ngành nghề đầu tư cần phải đọc các báo cáo phân tích ngành của các công ty Chứng khoán hoặc các công ty nghiên cứu thị trường. Đồng thời phải quan sát và phán đoán tác động của tin tức lên các nhóm ngành. Ví dụ: khi thấy giá dầu tích lũy và đi lên ổn định thì ngành dầu khí sẽ hưởng lợi nhất, còn ngành vận tải, nhựa, sợi, nhiệt điện đốt dầu và khí … sẽ gặp khó khăn. Hoặc khi tỷ giá ngoại tệ biến động thì những doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc có vốn vay nước ngoài lớn như HVN, PPC … sẽ bị ảnh hưởng lớn..

+ Cần tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của ngành nghề (chuỗi giá trị, hoạt động kinh doanh, yếu tố cung – cầu, rủi ro đầu tư, chính sách pháp luật, tác động quốc tế …) và đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

8.2. Có 2 nhóm ngành chính

+ Nhóm ngành bấp bênh: chịu ảnh hưởng biến động của chu kỳ kinh tế.
+ Nhóm ngành tăng trưởng dài hạn: không bị ảnh hưởng nhiều hoặc không bị tác động.

– Khi có biến động mạnh và rủi ro từ kinh tế vĩ mô hoặc quốc tế thì nên chọn ngành tăng trưởng dài hạn, ngược lại khi không có biến động lớn thì chọn ngành nghề bấp bênh mà được hưởng lợi lớn từ các thay đổi đó . Ví dụ: Ngành tiêu dùng là ngành tăng trưởng dài hạn rất ổn định và bề vững do nhu cầu tiêu dùng tăng dần khi dân số và mức sống đều phát triển, còn ngành công nghệ thì lại có bước đột phá khi có nền tảng công nghệ mới nhưng sau một thời gian sẽ bão hòa.

Một ngành bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố:

– Sản phẩm kinh doanh, dịch vụ.

– Đối tượng phục vụ (doanh nghiệp/ khách hàng nhỏ).

– Chu kì tăng trưởng khác nhau.

– Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tác động.

8.3. Phân loại các ngành có hướng tăng trưởng lâu dài

+ Ngành thực phẩm – đồ uống: Ví dụ: Ngành sữa có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.

+ Ngành Dược phẩm: giá thuốc ngày càng tăng.

+ Hàng tiêu dùng: tăng trưởng đều 30%/ năm vì thị trường càng mở rộng.

=> Đặc điểm các ngành này là: An toàn, sản phẩm thiết yếu, kinh doanh thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng tốt, ít chịu biến động bởi khủng hoảng. Do vậy giá cổ phiếu thường ổn định, tăng trưởng tốt, ít đột biến nhưng tăng chậm. => Nên đầu tư dài hạn hoặc đầu tư tăng trưởng, nhất là khi có thông tin trả cổ tức cao hoặc mở rộng thêm được thị phần mới hay phát triển được sản phẩm mới tiềm năng.

8.4. Phân loại các ngành bấp bênh

+ Các ngành này tăng trưởng mạnh khi kinh tế phục hồi nhưng lại giảm mạnh khi kinh tế suy thoái. Điển hình là: ngành ngân hàng, chứng khoán, đầu tư tài chính, bất động sản, thuỷ sản, khoáng sản. vận tải biển…

+ Các công ty ngành này bị tác động bởi: thuế, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách nhà nước, khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

8.5. Chọn ngành nghề đầu tư: Luôn bám sát nhu cầu cơ bản của con người

+ Biểu đồ Maslow: Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).

Cách chọn cổ phiếu đầu tư khi nhìn vào doanh nghiệp (Phần 2)

+ Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

+ Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.

+ Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống… họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng…Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn. Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn.

+ Khi khủng hoảng thì nhu cầu bậc cao (bậc 3 + 4 + 5) bị giảm bớt còn bậc thấp (bậc 1 + 2) không giảm => Đầu tư dài hạn vào những công ty mà người dân có nhu cầu nhiều nhất và đầu tư ngắn hạn ở các nhu cầu cao hơn.

9. Chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt

Thanh khoản là giá trị giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, được tính theo công thức: Thanh khoản = Khối lượng cổ phiếu giao dịch x giá khớp.

+ Ví dụ: VNM hôm nay tổng khối lượng khớp lệnh là 100k CP với giá trung bình là 200k VNĐ thì thanh khoản trung bình sẽ là: 100k x 200k = 20 tỷ VNĐ.

+ Thanh khoản thấp: Giá trị giao dịch (lượng tiền luân chuyển) thấp.

+ Thanh khoản cao: Giá trị giao dịch (lượng tiền luân chuyển) cao, nghĩa là mua – bán với lượng lớn tương đương nhau.

Một cổ phiếu có thanh khoản cao cần phải có các yếu tố:

+ Có sẵn thị trường với nhiều người mua và bán

+ Có giao dịch thường xuyên với khối lượng lớn

+ Có nhu cầu lớn để muốn bán là bán được dễ dàng

Thanh khoản tăng hoặc giảm khi thị trường biến động mạnh, trong thị trường tăng (uptrend) thì thanh khoản có xu hướng tăng dần và ngược lại. Vì thường thị trường tăng sẽ hấp dẫn nhiều người tham gia giao dịch hơn.

Kết luận chung về chọn cổ phiếu theo thanh khoản:

+ Chọn cổ phiếu có thanh khoản cao vì nếu công ty tốt nhưng cổ phiếu có thanh khoản thấp thì dù giá cổ phiếu cao cũng khó bán, và cổ phiếu có thanh khoản thấp dễ bị đầu cơ làm giá.

+ Thanh khoản mà tự nhiên tăng hoặc giảm mạnh đột biến thì nên cân nhắc ngay vì khả năng có biến động mạnh xảy ra. Thông thường thị trường tăng mà thanh khoản yếu dần thường sẽ điều chỉnh hoặc thị trường giảm mà thanh khoản tăng dần (sau khi đã cạn kiệt) báo hiệu sự hồi phục.

10. Chọn cổ phiếu có nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia

– Một trong những phương pháp đầu tư an toàn được sử dụng nhiều trên thế giới là đầu tư theo danh mục các quỹ lớn, tuy nhiên các quỹ lớn thường đầu tư với tỷ trọng lớn và tầm nhìn nhiều năm, phù hợp với phong cách đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn.

– Nếu có quỹ đầu tư vào thì thanh khoản sẽ tăng mạnh gây biến động giá. Nên tham khảo danh mục của các quỹ đầu tư vì:

Các cổ phiếu được quỹ chọn có yếu tố cân bằng tốt và thanh khoản tốt.

Có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đánh cùng danh mục của các quỹ.

Quỹ là chủ thể quan trọng trong thị trường vì họ mua bán với số lượng lớn.

Đa số các quỹ nghiên cứu cổ phiếu rất kỹ trước khi đầu tư. Hệ thống lựa chọn cổ và phân tích cổ phiếu của quỹ rất chuyên nghiệp.

Một cổ phiếu được nhiều quỹ lớn sở hữu thì lượng hàng trôi nổi trên thị trường còn rất ít và rất dễ tăng giá. Tuy nhiên rủi ro giảm giá sẽ tăng cao khi nhiều quỹ muốn bán ra.

Mọi người đang nắm giữ với những khoản lỗ lớn chưa biết cách xử lý hãy kết bạn zalo và nhắn tin trực tiếp mình sẽ hỗ trợ xử lý danh mục miễn phí để giúp hạn chế ảnh hưởng tới tài khoản !!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả