Cách chọn cổ phiếu đầu tư khi nhìn vào Doanh nghiệp (Phần 1)
Một doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng tốt thường xuất hiện một vài các dấu hiệu như: đột biến doanh thu lợi nhuận, rào cản ngành lớn, ban lãnh đạo tận tâm, ngành nghề hưởng lợi, có nhiều quỹ quan tâm, chất lượng tài sản tốt, thanh khoản giao dịch lớn. Dưới đây là 10 dấu hiệu rất quan trọng trong quá trình đánh giá doanh nghiệp, bài viết khá dài nhưng rất chi tiết, bạn đọc hãy nghiên cứu hết nhé.
Sau mỗi quý (3 tháng) và kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp sẽ công bố báo cáo tài chính quý và năm, báo cáo tài chính cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin về: nguồn vốn, nợ vay, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền… Thông qua báo cáo tài chính sẽ đánh giá được mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, tiềm năng mở rộng, rủi ro tiềm ẩn (nợ, khấu hao, tồn kho, phải thu…) là cơ sở rất quan trọng để ra quyết định đầu tư.
1. Chọn cổ phiếu của Doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tích cực
– Dù doanh nghiệp được hoạt động và điều hành như thế nào thì kết quả đều phản ánh rất rõ ở doanh thu và lợi nhuận, và đây là nhân tố quan trọng nhất khi chọn cổ phiếu. Cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức tăng trưởng lợi nhuận đều đặn, nghĩa là lợi nhuận kỳ sau > kỳ trước (1 kỳ thường là 1 quý hoặc 1 năm). Căn cứ vào đó có thể dự đoán được triển vọng doanh thu và lợi nhuận tương lai, giúp loại bỏ được cổ phiếu xấu.
– Ta thường quan sát các thông số để đánh giá tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong báo cáo kết quả kinh doanh là:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và các dịch vụ.
+ Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ.
+ Lãi suất cơ bản trên một cổ phiếu (EPS), Mức PE (giá hiện tại/ EPS) còn thấp so với thị trường chung và các doanh nghiệp cùng ngành.
2. Chọn cổ phiếu của Doanh nghiệp có tài sản bằng tiền mặt lớn
– Tiền mặt phản ánh sức khoẻ doanh nghiệp, tiền mặt nhiều giúp doanh nghiệp trả được các khoản nợ và đầu tư cho sản xuất. Ngược lại khan hiếm tiền mặt mà nợ vay đã cao dẫn đến:
+ Mất cân đối tài chính.
+ Thiếu hụt vốn lưu động.
+ Mất khả năng trả nợ ngân hàng.
+ Mất khả năng hoạt động liên tục.
+ Không trả được cổ tức bằng tiền.
– Quan sát và đánh giá lượng tiền mặt ở mục ”tiền và các khoản tương đương tiền” trong bảng cân đối kế toán, phần ”tài sản ngắn hạn”. Ngoài ra cũng có thể xem các khoản mở rộng đầu tư dự án mới tại mục ”Tài sản dở dang dài hạn” trong phần ”tài sản dài hạn”.
3. Chọn cổ phiếu của Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt lớn và đều đặn.
– Cổ tức là lợi nhuận trả trên cổ phiếu của doanh nghiệp cho cổ đông (nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu). Nhà đầu tư thường chọn doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt vì:
+ Doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.
+ Khi doanh nghiệp trả cổ tức thì cổ phiếu sẽ biến động tích cực do hấp dẫn.
+ Cổ tức bằng tiền mặt sẽ giúp nhà đầu tư tái đầu tư.
+ Trả cổ tức bằng tiền chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi tốt, lượng tiền mặt dồi dào và minh bạch.
4. Chọn cổ phiếu của Doanh nghiệp có báo cáo thường niên và bản cáo bạch tốt, tiềm ẩn nhiều cơ hội đầu tư.
– Báo cáo thường niên (annual reports) là báo cáo định kỳ hàng năm do doanh nghiệp công bố. Nội dung đề cập kết quả hoạt động năm vừa qua và kế hoạch tài chính năm tới.
– Bản cáo bạch (prospectus) là bản thông báo thông tin niêm yết trên sàn chứng khoán. Bao gồm thông tin doanh nghiệp, mục đích phát triển, cam kết của doanh nghiệp và quyền lợi cổ đông…
– Cần chú ý các thông tin sau trong báo cáo:
+ Nhìn lại kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong năm vừa qua để đánh giá tốc độ tăng trưởng, qua đó dự báo cho năm tiếp theo.
+ Đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của các năm trước, qua đó dự đoán doanh nghiệp có khả năng hoàn thành kế hoạch trong năm tới hay không.
+ Dự đoán lợi nhuận được ghi nhận vào thời gian nào trong năm và vào năm nào.
+ Nắm được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng mở rộng thị phần hoặc phát triển doanh nghiệp.
+ Hiểu được rủi ro có thể xảy ra và phản ứng kịp thời.
– Cần đọc kỹ thông tin về công ty để đầu tư và phân loại theo các nhóm chính sau:
+ Doanh nghiệp sản xuất: Sản xuất bán hàng đến đâu thì sẽ ghi lợi nhuận ngay, nếu nhà máy mới đi vào hoạt động cần chú ý tới khấu hao.
+ Doanh nghiệp thuỷ sản: Ghi nhận doanh thu sản xuất theo vụ xuất khẩu, hàng tồn kho nhiều và nợ vay lớn.
+ Doanh nghiệp bất động sản: Hay để lại lợi nhuận cho quý sau và làm giá cổ phiếu chạy trước khi ra báo cáo chính thức. Chú ý cách thức ghi nhận doanh thu trong bất động sản.
+ Doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính: Doanh thu và lợi nhuận thường theo chu kỳ của nền kinh tế và phụ thuộc vào chính sách vĩ mô.
5. Chọn cổ phiếu của doanh nghiệp đang có vị thế dẫn đầu trong ngành.
+ Công ty đầu ngành có lợi thế cạnh tranh cao hơn, cổ phiếu đầu ngành là cổ phiếu của công ty đang đứng đầu ngành về doanh thu và thị phần. Có mức sinh lợi vượt trội so với các công ty cùng ngành và thị trường chung (VNIndex hoặc HNXIndex).
+ Cổ phiếu đầu ngành có các đặc điểm:
Đóng vai trò dẫn dắt và được giới đầu tư chú ý.
Công ty có uy tín và năng lực cạnh tranh lớn.
Công ty sở hữu sản phẩm chiếm thị phần cao.
Có lợi thế trội hơn hẳn so với công ty cùng ngành nghề.
[ To be continued -P2 ]
Mọi người đang nắm giữ với những khoản lỗ lớn chưa biết cách xử lý hãy kết bạn zalo và nhắn tin trực tiếp mình sẽ hỗ trợ xử lý danh mục miễn phí để giúp hạn chế ảnh hưởng tới tài khoản !!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận