menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tywin Lannister

Cách blockchain hỗ trợ giải quyết thách thức từ chuỗi cung ứng ở châu Á

Các chuỗi cung ứng toàn cầu đang trải dài, phức tạp và đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn. Các chính phủ và doanh nghiệp cũng chịu áp lực từ công chúng trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường. Trong khi khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng có thể đạt được bằng cách phát triển tính minh bạch và năng lực truy xuất nguồn gốc, việc thiết lập khả năng hiển thị chuỗi cung ứng đầu cuối (E2E) là “chén thánh” của quản lý chuỗi cung ứng - và điều này

Các chuỗi cung ứng xuyên biên giới thường đòi hỏi hàng núi giấy tờ. Mặc dù vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất do hãng vận tải cấp cho người gửi hàng, nhưng chỉ có 0,1% vận đơn gốc được số hóa. Việc xử lý và trao đổi các tài liệu giấy như vậy rất tốn kém, dễ xảy ra sai sót và mất thời gian. Các giao dịch tài chính chuỗi cung ứng có chung một vấn đề và thường liên quan đến hàng loạt giấy tờ phức tạp có thể mất đến một tháng để hoàn thành.

Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) - hoặc công nghệ blockchain - có thể giải quyết những vấn đề mang tính kế thừa này. DLT là một sổ cái điện tử mang tính chia sẻ và phân phối, có thể ghi lại các giao dịch theo cách thức không thể giả mạo khi chúng diễn ra giữa các bên. Dựa trên việc kiểm soát truy cập và tập trung, các blockchain có thể được chia thành 3 loại: chuỗi khối công khai (public blockchain) cho phép mọi người tham gia vào mạng lưới và sử dụng quy trình đồng thuận; chuỗi khối riêng tư (private blockchain) hoặc chuỗi khối được cấp phép (permissioned blockchain) cho phép một nhóm được lựa chọn - những đối tượng nhận được sự tin tưởng hoặc đang có mối quan hệ kinh doanh - cùng tham gia; và chuỗi khối hỗn hợp hoặc lai (hyid blockchain) là sự kết hợp của cả hai loại trên. Đối với chuỗi cung ứng, công nghệ private blockchain hoặc permissioned blockchain thường được sử dụng.

Việc triển khai công nghệ blockchain để giải quyết các xung đột trong tài chính thương mại xuyên biên giới và gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng đang được thúc đẩy thời gian gần đây. Các tập đoàn BHP Group và China Baowu đã hoàn thành giao dịch quặng sắt đầu tiên trên nền tảng blockchain của MineHub vào tháng 4/2020. Giá trị của giao dịch này vào khoảng 1 tỷ RMB (156 triệu USD). Vào nửa cuối năm 2021, BHP cũng đã thử nghiệm việc sử dụng blockchain để theo dõi việc vận chuyển các lô hàng kim loại đồng của Công ty China Minmetals Non-Ferrous Metals. TradeLens, một nền tảng chuỗi cung ứng được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain, đã tiết kiệm thời gian 10 ngày xử lý tài liệu bằng cách cho phép vận chuyển không cần giấy tờ các sản phẩm hóa chất nông nghiệp từ Hàn Quốc đến Bangladesh.

Sự gia tăng các thiết bị mang trên người (wearable devices) và việc số hóa căn cước công dân sẽ giúp việc xác định đầu vào lao động trong chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng hơn. Các hợp đồng không được công khai hiện có thể được mã hóa thành hợp đồng thông minh - hợp đồng được viết bằng mã máy tính thực hiện các giao dịch thông qua blockchain - và được kết nối với hệ thống bảng lương.

Chương trình World Food Building Blocks cho phép người tị nạn nhận được hỗ trợ bằng cách sử dụng chữ ký sinh trắc học. Giải pháp nhân đạo dựa trên công nghệ blockchain này đang giải quyết những quan ngại về IUU do hóa đơn từ các nhà cung cấp đều rõ ràng vì chữ ký sinh trắc học được đóng dấu thời gian của tất cả các nguồn lao động được ghi lại một cách thích hợp trên blockchain.

Bất chấp những tiến bộ này, blockchain không nên được coi như “viên đạn bạc” (tức giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp). Cần có cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết các thách thức xã hội và kinh tế, bao gồm thông qua những thay đổi đối với quy trình kinh doanh và sự hợp tác của các bên liên quan, cùng với những can thiệp về pháp lý, chính sách và công nghệ.

Bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và tính toàn vẹn cũng như khả năng tương tác là những lĩnh vực kỹ thuật cần quan tâm. Các vấn đề tích hợp và khả năng tương tác này có thể được giải quyết bằng cách triển khai các giải pháp dựa trên blockchain như một lớp riêng biệt, điều có thể được tích hợp với các hệ thống kế thừa hiện có thông qua giao diện lập trình ứng dụng.

Các luồng thông tin, tiền mặt và nguyên liệu cho các chuỗi cung ứng xuyên biên giới có thể được sắp xếp hợp lý bởi công nghệ blockchain. Các dự án điển hình dựa trên công nghệ blockchain cho thấy rằng công nghệ này cung cấp sự minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc và sự tin cậy rất cần thiết cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp các tổ chức đối phó với tình trạng bị gián đoạn đang ngày càng gia tăng bằng cách thiết lập các chuỗi cung ứng linh hoạt và nhanh chóng, hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Theo East Asia Forum

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại