Các tín hiệu cần tìm kiếm khi thị trường vẫn trong quá trình tạo đáy
PMI THÁNG 10 TIẾP TỤC DƯỚI NGƯỠNG TRUNG BÌNH, ĐƠN ĐẶT HÀNG MỚI YẾU
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 10, khi giảm về mức 49.6 điểm so với 49.7 điểm của tháng 9. Kết quả này cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất suy giảm tháng thứ hai liên tiếp…
Sáng 1/11, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 10/2023. Trong đó, có 3 điểm nhấn nổi bật là sản lượng giảm tháng thứ hai liên tiếp; việc làm ổn định; chi phí đầu vào tăng thành mức cao của 8 tháng.
Báo cáo nêu rõ, các điều kiện kinh doanh tổng thể trong ngành sản xuất của Việt Nam đã suy giảm nhẹ trong tháng 10 khi các công ty tiếp tục giảm sản lượng mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhẹ. Điểm tích cực hơn là việc làm đã ổn định sau thời kỳ giảm việc làm, và các công ty tiếp tục gia tăng hoạt động mua hàng với tâm lý lạc quan về triển vọng trong năm tới.
“Sự kết hợp của giá dầu tăng và đồng tiền yếu đã khiến tốc độ lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp, và giá cả đầu ra đã tăng tương ứng”, báo cáo nhấn mạnh.
Trọng tâm của lần giảm các điều kiện kinh doanh lần này là sản lượng tiếp tục giảm, và đây là lần giảm thứ hai trong hai tháng. Lần giảm này chỉ là giảm nhẹ khi một số công ty đã tăng sản lượng phù hợp với mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới, tuy nhiên các công ty đã có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không cần tăng sản lượng.
Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ ba liên tiếp khi có các dấu hiệu cải thiện nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là nhẹ và là mức yếu nhất trong thời kỳ tăng hiện nay. Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy khách hàng vẫn ngần ngại trong việc cam kết đơn hàng mới.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng chậm lại trong tháng nhưng vẫn ở mức đáng kể hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới.
Việc làm hầu như không thay đổi vào đầu quý cuối của năm, từ đó kết thúc thời kỳ giảm việc làm kéo dài 7 tháng. Những thành viên nhóm khảo sát tăng số lượng việc làm cho biết lý do làm như vậy là để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, trong khi vẫn còn tâm lý lạc quan về triển vọng sản lượng trong một năm tới.
Sự ổn định của việc làm và năng lực sản xuất không được sử dụng hết đã cho phép các nhà sản xuất giảm đáng kể lượng công việc tồn đọng trong tháng 10. Hơn nữa, tốc độ giảm là mạnh nhất kể từ tháng 6/2021.
Áp lực lạm phát tiếp tục tăng trong đầu quý cuối của năm, khi cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng nhanh hơn. Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát đã đạt mức cao của tám tháng.
Ảnh hưởng của việc tăng giá dầu được nhiều người cho là đã làm tăng chi phí đầu vào, khi nhiên liệu và nhựa nằm trong số những mặt hàng có giá cả chịu ảnh hưởng của việc tăng chi phí dầu. Trong khi đó, sự giảm giá của tiền đồng so với đô la Mỹ cũng tạo thêm áp lực tăng chi phí. Để bù đắp, các công ty đã tăng mạnh giá bán hàng.
Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng, và đây là lần tăng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh các công ty nỗ lực tăng dự trữ hàng hóa đầu vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất được dự kiến tăng. Tuy nhiên, những nỗ lực này thường không có kết quả khi tồn kho hàng mua tiếp tục giảm.
Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm khi các nhà sản xuất đã sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng các đơn hàng mới thay vì tăng sản lượng. Lần tăng thứ hai liên tiếp của hàng tồn kho sau sản xuất là nhẹ, nhưng là đáng kể nhất kể từ tháng 1.
Cuối cùng, sự cải thiện về thời gian giao hàng của nhà cung cấp từng được ghi nhận từ đầu năm đã tiếp tục diễn ra trong tháng 10 khi có các báo cáo về tình trạng công suất dư thừa của người bán. Tuy nhiên, mức độ rút ngắn thời gian giao hàng là ít đáng kể nhất kể từ tháng 4.
Đánh giá về kết quả khảo sát, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market, cho biết dữ liệu chỉ số PMI tại thời điểm đầu quý cuối cùng của năm đã vẽ một bức tranh tương tự như thời điểm cuối quý 3. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng chỉ là nhẹ và không đủ để khuyến khích các công ty tăng sản lượng. Thay vào đó, các nhà sản xuất đã dùng hàng tồn kho thành phẩm để đáp ứng nhu cầu.
Có một số tin tức tích cực hơn về việc làm khi thời kỳ giảm việc làm kéo dài bảy tháng đã kết thúc. Điều này, cùng với hoạt động mua hàng tăng và tâm lý lạc quan, cho thấy các công ty đang tin tưởng hơn rằng sự cải thiện nhu cầu mới đây sẽ được duy trì trong những tháng tới.
Một điểm đáng quan tâm khác trong tháng 10 là áp lực lạm phát tiếp tục tăng, khi giá dầu tăng và sự giảm giá đồng tiền đã làm tăng chi phí đầu vào.
CÁC TÍN HIỆU CẦN TÌM KIẾM KHI THỊ TRƯỜNG VẪN TRONG QUÁ TRÌNH TẠO ĐÁY
1. Cổ phiếu có mức điều chỉnh ít hơn thị trường chung và càng gần đỉnh cũ (52 tuần) càng tốt;
2. Cổ phiếu vẫn đang trong pha tăng và điều chỉnh tích lũy tạo nền giá đi ngang;
3. Sau nhịp giảm cùng thị trường chung, cổ phiếu mau chóng bật tăng và có mức tăng giá lớn hơn so với mức tăng của thị trường chung;
4. Cổ phiếu mới vừa niêm yết và bật tăng khỏi các nền tảng tích lũy;
5. Số lượng cổ phiếu tích lũy và bật tăng ngày một nhiều hơn.
Theo Mark Minervini, chúng ta sẽ không thể xác định được đâu là đáy của thị trường chung và chỉ bằng cách "thử và sai". Chúng ta sẽ từng bước nhận ra được sự thay đổi trong xu hướng của thị trường chung – qua số lượng các vị thế mang lại lợi nhuận.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – NGÀY NỖ LỰC PHỤC HỒI THỨ 1 – NHÓM CHỨNG KHOÁN TIẾP TỤC NỔI SÓNG
Phiên giao dịch đầu tháng 11 diễn ra khá suôn sẻ khi chỉ số VN-Index tăng 11.47 điểm, tương đương 1.12%, lên 1,039.66 điểm.
Cổ phiếu chứng khoán thăng hoa như thể đã vượt qua "cơn bĩ cực". Theo đó, SSI tăng 5,44%, VND tăng 6,44%, VCI tăng 6.75%, HCM tăng 6.56%, VIX tăng 6.22%, FTS tăng 4.94%, BSI tăng 4.67%; CTS, ORS, AGR đồng loạt tăng kịch trần.
Cổ phiếu ngân hàng mặc dù không được tích cực như vậy nhưng nhìn chung cũng diễn biến khả quan, sắc xanh lấn át sắc đỏ. Một số mã tăng trên 1% có thể kể đến VCB, EIB, STB, SHB, MSB, LPB.
Nhóm sản xuất được phủ phần lớn bởi sắc xanh. Đáng chú ý là nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tăng tốt, như VNM tăng 3.53%, HPG tăng 4.13%, MSN tăng 2.23%, GVR tăng 2.37%, DGC tăng 1.65%, SAB tăng 1.23%. Các mã còn lại mặc dù phân hoá hơn nhưng về cơ bản xu hướng là tích cực.
Nhóm bất động sản phân hoá khá rõ. Sắc đỏ dù ít nhưng xuất hiện ở các cổ phiếu lớn, như VHM giảm 1.41%, VIC giảm 0.25%, BCM giảm 1.02%. Khá nhiều mã đứng giá tham chiếu như KDH, NLG, LGC, KOS, DXS, NBB, QCG. Trong các mã còn lại, xuất hiện một số cổ phiếu tăng vọt như KBC tăng 4.71%, TCH tăng 3.94%, VCG tăng 3.95%, HHV tăng 6.3%, CII tăng 4.68%, BCG tăng 6.13%.
VJC của nhóm hàng không bất ngờ với mức tăng 5.45%, nhưng HVN chỉ tăng nhẹ 0.49%. Cổ phiếu năng lượng có xu hướng biến động trong biên độ hẹp.
Trong khi đó, MWG giảm kịch sàn phiên thứ hai liên tiếp và là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index, bất chấp các cổ phiếu bán lẻ khác diễn biến khả quan như FRT tăng 1.15% hay DGW tăng 4.16%.
Thị trường có mức điều chỉnh 18.77% từ đỉnh phần lớn các nền giá trở nên sâu và lỏng lẻo, các cổ phiếu cần thời gian để xây lại nền giá. Các trader hạn chế bắt đáy, chờ đợi các cổ phiếu xây nền giá chặt chẽ.
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần, không còn cổ phiếu tham gia vào danh sách này sau phiên hôm nay.
Tham gia Team Report Market Daily để đọc chi tiết bản tin Nhịp đập thị trường, Zalo liên hệ: 0355.828.899 (admin Đỗ Quốc Huy) hoặc 0968.677.142 (admin Nguyễn Phạm Hoàng Long)
Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán tại CTCK VPS hoặc CTCK KAFI
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận