Các thủ thuật “xào nấu” báo cáo tài chính
Nhà đầu tư cần cẩn trọng với những màn "xào nấu" báo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo tài chính quý 3 chuẩn bị tới hạn công bố.Việc thận trọng trước những thủ thuật của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn chính xác nhất
Chuyện doanh nghiệp thay đổi số liệu để tăng lợi nhuận hay tìm cách để giảm lợi nhuận là những chuyện không mới
Nhận diện các thủ thuật
Sử dụng SPEs
SPEs được hiểu là các “đơn vị có mục đích đặc biệt” hoặc các công ty con được doanh nghiệp lập ra nhưng không phục vụ mục đích kinh doanh. Các SPEs thường được lập với mục đích tạo ra doanh thu ảo hoặc giấu đi các khoản nợ mà công ty không muốn đưa ra trên báo cáo tài chính.
Throw out the problem child
Hay Throw out the problem child: Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ 3. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Big bet on the Future
Big bet on the Future là thủ thuật được sử dụng rộng rãi. Đây cũng là một biện pháp công ty áp dụng các lỗ hổng trong quy định về kế toán để ghi nhận toàn bộ lợi nhuận công ty cho rằng có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Vì thế, thủ thuật này thường được biết đến với tên gọi “đánh cược vào tương lai”.
Chi phí khác trên bảng cân đối kế toán cao hơn nhiều so với các quý trước
“Chi phí khác” trên Bảng cân đối kế toán cũng là một trong những cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu. Nếu khoản mục này có những giá trị cao bất thường thì các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao chúng lại cao như vậy
Một số ví dụ về “xào nấu” báo cáo tài chính
Mua- bán và cho thuê: Công ty A mua một mảnh đất của công ty B giá 1 tỷ rồi bán lại cho 1 công ty C giá 3 tỷ.Vì vậy A ghi nhận lãi 2 tỷ nhưng thực chất B và C là “sân sau” của A.
Mua bán, sáp nhập: A mua 100% B với giá 10 tỷ. Do đó, A được hợp nhất tài sản của B. B lại có miếng đất và A đánh giá miếng đất này 20 tỷ. Nên A ghi nhận lãi 10 tỷ.
Che dấu khoản nợ ngoài bảng: A có hàng tồn kho và phải trích lập dự phòng lớn. Công ty B mua lại toàn bộ hàng tồn kho cao hơn giá ban đầu A nhập. Do đó, A được hoàn nhập dự phòng và tăng lãi; còn B ôm lỗ và nợ phải trả nhưng thực chất B là “sân sau” của A
Có thể thấy, các thủ thuật “xào nấu” Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận, làm đẹp báo cáo tài chính. Vì thế, khi đọc Báo cáo tài chính, các nhà đầu tư phải xem liệu khoản lợi nhuận ấy có bền vững hay không cũng như lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp qua các mốc thời gian và hệ số nợ có lớn hơn 1 so với tài sản của doanh nghiệp không để có thể phát triển bền vững
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận