24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Xuân Phú Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các tập đoàn bất động sản lâm vào khó khăn, nguyên nhân do đâu?

Bài viết chỉ tập trung phân tích các khía cạnh tài chính và kinh tế tác động lên các doanh nghiệp BĐS.

Mọi người đều thấy đây là các tập đoàn nghìn tỷ nên người tài ở đây là không thiếu, các tập đoàn này phân tích thị trường trong nước không sai vì khi đầu tư lớn như vậy họ cũng phân tích và tiên liệu sức khỏe nền kinh tế Việt Nam trong tương lai 2 tới 3 năm là chuyện có thể dự đoán

Sau Covid Mỹ, Châu Âu và rất nhiều nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam thực thi chính nới lỏng chính sách tài khóa lẫn tiền tệ để kích thích và khôi phục kinh tế. Các tập đoàn BĐS cũng như các NHTM dựa vào yếu tố này để tự tin phát triển, mở rộng cho vay và đầu tư và họ dự đoán rằng phải tới 2025 – 2026 trở đi nền kinh tế sẽ bước giai đoạn cực thịnh và vòng quay tiền đủ lâu lạm phát sẽ tăng cao cả ở Việt Nam và thế giới.

Lúc này các nền kinh lớn như Mỹ và các quốc gia Châu âu sẽ bắt đầu quá trình tăng lãi suất và để ổn tịnh tỷ giá và kiềm chế lạm phát thì Việt Nam cũng không ngoại lệ

Theo phân tích của các tập đoàn BĐS trong giai đoạn 2021-2025 là qua trình tiền rẻ khi cả Mỹ và Châu âu cũng như các nước lớn nới lỏng chính sách tiền tệ để khôi phục kinh tế sau Covid do đó họ đã mạnh tay mở rộng đầu tư và cho vay với kế hoạch sẽ thoát hết hàng trong giai đoạn 2025 - 2027 trở đi khi chu kỳ tiền rẻ kết thúc và nền kinh tế đạt đỉnh bắt đầu đi ngang và suy thoái. Mọi người có thể thấy các tập đoàn BĐS và các NHTM đã có tính toán rất chi tiết cho giai đoạn họ mở rộng cũng như giai đoạn họ sẽ thu hẹp đầu tư kinh doanh trong tương lai

Điều các tập đoàn BĐS và các NHTM không dự đoán được là chiến tranh Nga và Uka lại xảy ra nó làm giá xăng dầu neo cao rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng trong khi đó Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế quá lâu càng làm kinh tế thế giới thêm suy yếu.

Mỹ lôi kéo Châu âu vào cuộc chiến cấm vận với Nga và cũng lôi kéo họ tham gia vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng làm cho nền kinh tế các quốc gia Châu âu thêm suy yếu.

Khi Fed nhận thấy bơm tiền để khôi phục kinh tế không còn tác dụng họ bắt buộc phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát tránh nguy cơ nền kinh tế mỹ rơi và khủng hoảng bằng cách tăng mạnh lãi suất và thu hẹp định lượng.

Thời điểm cao nhất chỉ số DXY lên tới 114 điểm gây áp lực mạnh lên tỷ giá giữa VND/USD buộc NHNN phải bán ra dự trữ đồng USD để ổn định tỷ giá tuy nhiên cũng không có nhiều tác dụng

NHNN buộc phải nâng lãi suất điều hành đồng thời hút tiền về qua kênh OMO các NHTM cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động và cho vay đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.

Biên độ tỷ giá trung tâm có khi lên tới 5% đồng thời nền kinh tế toàn cầu bất ổn dòng vốn ngoại rút khỉ thị trường và tìm nơi trú ẩn vào đồng USD sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI liên tục thu hẹp do thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất là hai thị trường Mỹ và Châu âu suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạnh khó khăn, người lao động mất việc hoạt động sản suất kinh doanh bị thu hep

Chu kỳ tiền rẻ kết thúc đột ngột làm cho các NHTM và các Tập đoàn BĐS không kịp xoay sở sơ khi đã huy động vốn quá cao trong giai đoạn trước đó qua nhiều kênh khác nhau.

Niềm tin của người cho vay suy giảm nghiêm trọng khi thị trường trái phiếu liên tục có những thông tin tiêu cực cũng như bê bối của ngân hàng SCB càng làm niềm tin vào các NHTM thêm lung lay dẫn đến các ngân hàng này rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản

Nền kinh tế đi xuống lãi suất tăng cao căng thẳng thanh khoản, niềm tin với các định chế tài chính lung lay, sản xuất kinh doanh thu hẹp tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nó là một hiệu ứng dây chuyên khi mà các NHTM tăng cường hấp thụ rủi ro các tập đoàn BĐS sử dụng đòn bẩy quá cao nên khi kinh tế đi xuống các NHTM và các Tập đoàn BĐS sẽ vướng phải rủi ro đổ vỡ.

Cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của NHNN khi không kiểm soát chặt chẽ các NHTM dẫn đến tình trạng các NH này tăng hấp thụ các tài sản rủi ro và cho vay quá mức vượt xa tỷ lệ LDR cho phép. Nếu NHNN quản lý chặt chẽ các NHTM thì chuyện các tập đoàn BĐS sử dụng đòn bẩy cao qua nhiều kênh bằng nhiều cung cụ khác nhau cũng giảm bớt khá nhiều.

Nguyên nhân chủ quan thì lỗi thuốc về cả 3 ông NHNN thiếu trách nhiệm kiểm soát NHTM, trong khi đó NHTM dễ dãi trong hoạt động cho vay và bảo lãnh cho vay còn các tập đoàn BĐS thì sử dụng đòn bẩy quá cao đầu tư vào những sản phẩm cao cấp có tính đầu cơ không phù hợp với đa số như cầu của xã hội

Nguyên nhân khách quan bên ngoài Việt Nam có thể kể tới.

1. Bơm tiền hỗ trợ người dân trong đại dịch

2. Bơm tiền kích thích nền kinh tế sau đại dịch

3. Lãi suất tín dụn thấp trong thời gian dài

4. Đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo Châu âu tham gia

5. Trung quốc chống dịch cực đoan kéo dài

6. Chiến tranh Nga - Uka

Chia sẻ quan điểm các nhân, lâu quá không viết mọi người bình luận lấy động lực viết tiếp nhé.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ngô Xuân Phú Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả