Các ông lớn ngành hàng tiêu dùng thiết yếu – Bước vào nửa cuối 2024 với nhiều thuận lợi
Trong H1-2024, giá trị ngành hàng tiêu dùng thiết yếu ở hầu hết các mảng chính (sữa, thức ăn, đồ uống) đều sụt giảm YoY cho thấy sức tiêu thụ người dân vẫn ảm đạm. Do đó, câu chuyện tăng trưởng YoY ở các ông lớn VNM, MCH đều phụ thuộc hết vào khả năng mở rộng thị phần ở trong/khai thác sâu hơn ở ngoài nước.
Bước vào nửa cuối 2024, chúng tôi cho rằng các ông lớn ngành hàng này có vị thế tốt để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng YoY đã có trước đó nhờ vào pha phục hồi tiêu dùng chung của nền kinh tế đi kèm thị phần cao hơn đã xây dựng được từ H1-2024.
Các ông lớn như VNM, MCH đi ngược dòng tăng trưởng âm của ngành ở H1-2024 nhờ mở rộng thị phần
Theo Kantar Worldpannel, trong 6T-2024, giá trị ở hầu hết các mảng chính trong ngành tiêu dùng thiết yếu đều tăng trưởng âm (Hình 1) do tâm lý người tiêu dùng vẫn trì trệ. (Hình 2)
Tuy nhiên, các ông lớn ngành này ghi nhận tăng trưởng doanh thu ngược dòng với thị trường chung, cụ thể VNM (+5,7% YoY), MCH (+11,6% YoY) nhờ vào hiệu quả các chiến lược quảng cáo, đẩy mạnh khuyến mãi ở các đại lý, tăng phạm vi phủ sóng (*), qua đó hỗ trợ tăng thị phần ở cả nội địa và ngoài nước (Hình 3, 4). Ngoài ra, bức tranh tiêu dùng chung yếu, người dân nhạy cảm hơn về giá cũng giúp các mặt hàng VNM vốn đặc tính giá rẻ được ưa chuộng hơn. (**) (Hình 5)
(*) Về VNM, chiến lược “thay mới bao bì” & “thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo” từ cuối năm 2023 của VNM đã phát huy hiệu quả cho H1-2024. VNM cũng đẩy mạnh khuyến mãi tại các điểm lẻ, đại lý thời gian qua nhằm tăng tính cạnh tranh đóng góp tăng thị phần.
Về MCH, Công ty đã thành công trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng, tương đương với tỷ lệ thâm nhập trong dân cao hơn liên quan đến việc sử dụng sản phẩm Masan, nhờ vào phạm vi phủ sóng rộng hơn của hệ thống Winmart và một số chính sách bán hàng tích cực (nhiều ngân sách tiếp thị/khuyến mãi hơn) mà MSN thực hiện để kích thích việc nhập hàng tại từng điểm bán hàng.
Luận điểm ở trên được thể hiện qua tỷ lệ CPBH&QLDN/Doanh thu thuần của hai Công ty này đều đã ghi nhận tăng trong vài quý trở lại đây. (Hình 4)
(**) Chính điều này cũng để lại dấu hỏi cần giải đáp về tính bền vững tăng thị phần trong dài hạn của VNM: “Khi kinh tế khởi sắc trở lại, liệu xu hướng tiêu dùng sẽ quay về các sản phẩm cao cấp hơn hay không?”. Chúng tôi sẽ nhìn nhận kỹ vấn đề trong KQKD của VNM ở các báo cáo sau.
Bức tranh tiêu dùng chung sáng hơn cùng vị thế được bồi đắp sau H1-2024, hỗ trợ duy trì đà tăng trưởng YoY vững chắc cho H2-2024 của các ông lớn ngành tiêu dùng thiết yếu
Chúng tôi cho rằng, các ông lớn ngành hàng thiết yếu đang ở một vị thế thuận lợi để duy trì đà tăng trưởng YoY trong H2-2024, cụ thể hơn:
(*) Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội chính thức phê chuẩn việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Quy mô ngân sách dành cho chương trình cải cách tiền lương năm 2024 ước tính khoảng 1,2% tổng doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ và 0,7% quy mô GDP hiện hành năm 2023.
(**) Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã nhích tăng trở lại, lãi suất cho vay bình quân vẫn sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước trong nửa cuối năm 2024. Do đó, tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi phần nào từ yếu tố này.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng tiêu dùng chung ở H2-2024 nhìn chung vẫn vấp phải các điễm nghẽn khiến tăng trưởng YoY khó ở mức cao, chẳng hạn (1) sức mua tại các thị trường lớn (Mỹ, châu Âu) còn kém (Hình 8, 9), ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI, qua đó tạo ít việc làm, thu nhập người dân VN, (2) thị trường BĐS vẫn trì trệ (Hình 10, 11). Kết luận lại, tăng trưởng doanh thu nội địa của các ông lớn này nhìn chung khó đạt mức đột biến – 2 chữ số. (Hình 13)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận