Các nguyên tắc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân (Phần 2)
4/. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIẾT KIỆM VÀ GIA TĂNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ:
Sau khi bạn duy trì dòng tiền dương và tạo được một khoảng tích lũy ở nguyên tắc 1, bạn cần tính toán xem tỷ lệ tiết kiệm hiện tại là bao nhiêu.
Công thức thông dụng nhất trong mô hình này đó là 50-30-20.
50% cho chi phí sinh hoạt
30% cho chi tiêu không thiết yếu
20% cho tiết kiệm/đầu tư
Tuy nhiên, khi bạn nhận được thu nhập, thứ tự ưu tiên để bạn sử dụng sẽ là Chi phí sinh hoạt -> Tiết kiệm -> Chi tiêu không thiết yếu.
Mở rộng: Cũng như 3 trụ cột để xây dựng Kế hoạch tài chính cá nhân: Thu nhập - Tiết kiệm - Đầu tư. Thì thứ tự ưu tiên sẽ đi từ Thu nhập -> Đầu tư -> Tiết kiệm.
Vi sao? Vì đối với mức thu nhập từ trung bình trở xuống, bạn cần tối ưu dòng tiền, gia tăng tài sản, thì khi bạn đã trích lập dự phòng cho mình xong, ban cần đầu tư để có thềm nhiều nguồn thu nhập.
Tiếp đến, bạn cần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm định kỳ (hàng tháng/quý/năm/...) tùy vào năng lực của bạn. Ở bước này, bạn không cần quá áp lực, chỉ cần kỳ sau, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn kỳ trước, 1% hay 2% cũng tương đối tốt.
5/. NGUYÊN TẮC TRẢ NỢ:
Thanh toán các khoản nợ lãi cao trước. VD: nợ thẻ tín dụng, ngân hàng, nợ công ty tài chính,...
Các khoản nợ bên ngoài như: Nợ người thân trong gia đình, nợ bạn bè, nợ các mối quan hệ xã hội,...Nếu bạn vay được với 1 mức lãi suất thấp/hoặc không có, thì đây là một khoản nợ tốt để hỗ trợ cho bạn (xây dựng TSVH nâng cao năng lực bản thân, tạo đòn bẩy chuyển đổi TSVH thành nguồn thu nhập lớn hơn,...)
Không dùng 100% tiền tích lũy (sau đã đã trích lập quỹ dự phòng cho bản thân/gia đình) để thanh toán nợ.
VD: Thu nhập 50tr, tích lũy 20tr. Đã trích lập dự phòng 600tr (chi phí sinh hoạt 2 năm). Nợ 100tr. Chi phí nợ mỗi tháng 5tr.
Phần đông rất nhiều người sẽ dùng 20tr tích lũy này, trả nợ trong vòng 5 tháng sẽ hết (vd này tôi dùng con số chẵn cho các bạn dễ hiểu, chưa tính các khoản chi phí lãi vay, phí tất toán hợp đồng trước hạn,...). Cách làm này thật sự không khôn ngoan.
Bạn sẽ trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất, nhưng lúc này, bạn lại bắt đầu quay về công cuộc tích lũy vốn để chuẩn bị đầu tư.
Thay vào đó, bạn hãy phân chia tỷ lệ:
30% của 20tr ~ 7tr, bạn dùng để đẩy nhanh quá trình thanh toán nợ.
70% của 20tr ~ 13tr, bạn tiếp tục tích lũy cho mình. Đến một quy mô vốn nhất định.
Mở rộng: đối với những trường hợp dòng tiền âm và tài sản ròng cũng âm. Các bạn buộc phải đàm phán lại với ngân hàng, để có thể trả nợ gốc, hoặc cơ cấu thời gian trả nợ. Mục đích là giảm áp lực chi phí hàng tháng của bạn.
6/. NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ:
Không đầu tư khi chưa thiết lập quỹ dự phòng.
Trên là 3 nguyên tắc tiếp theo trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Hy vọng nội dung sẽ hữu ích với bạn. Hãy để lại bình luận hoặc nhắn tin trực tiếp cho tôi khi có thắc mắc hoặc vấn đề về tài chính cần giải đáp. Tôi sẽ trả lời/lựa chọn để làm chủ đề cho các bài viết/video tiếp theo. Các bạn nào chưa đọc phần 1 thì có thể bấm vào link bên dưới nhá. Cảm ơn các bạn. (còn nữa)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận