menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thạch Thảo

Các ngành có triển vọng tươi sáng trong những tháng cuối năm?

Trong báo cáo chiến lược tháng 9 vừa công bố, nhóm phân tích của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã cập nhật về triển vọng các ngành trong những tháng cuối năm và những cổ phiếu tiềm năng.

Ngân hàng: Bộ đệm vốn là nhân tố quyết định tăng trưởng tín dụng trong trung-dài hạn. Nhờ lợi nhuận khả quan của nhóm ngân hàng nói chung trong nhiều năm trở lại đây, kể cả trong giai đoạn Covid-19, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hầu hết các ngân hàng vẫn được duy trì dù không có quá nhiều lần tăng vốn. Đây là thước đo giúp ngân hàng và các nhà điều hành cân đối giữa rủi ro và tăng trưởng. Trong dài hạn, các ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, lợi nhuận tăng trưởng bền vững và sở hữu danh mục tín dụng không có quá nhiều rủi ro tập trung sẽ được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn.
Các ngành có triển vọng tươi sáng trong những tháng cuối năm?

Cổ phiếu tiềm năng: VIB, ACB.

Bán lẻ: Giá cả hàng hóa tăng dần cũng phần nào hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ phục hồi dần, vốn suy giảm mạnh trong quý 2 bởi ảnh hưởng tiêu cực của giá xăng dầu. Tuy lạm phát sẽ gây một áp lực nhất định lên tiêu thụ nội địa, Mirae Asset vẫn giữ quan điểm tích cực đối với tăng trưởng của ngành bán lẻ nói chung nhờ sự vượt trội của các yếu tố tích cực so với tiêu cực.

Cổ phiếu tiềm năng: MSN, MWG.

Bất động sản khu công nghiệp (KCN): Ngành KCN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022. Cụ thể các doanh nghiệp trong ngành ghi nhận doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi đó lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng lên đến 95%. Các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê như IDC, BCM, VGC… là những đầu tàu tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng này. Các doanh nghiệp đã hết quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê ghi nhận kết quả kém khả quan hơn, đa số đều thể hiện sự sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận.

Cổ phiếu tiềm năng: NTC, IDC, PHR.

Dầu khí: Trường hợp giá dầu Brent duy trì trên 85 USD/thùng, GAS, PVD, BSR, PVT có khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh chính trên 30% trong nửa cuối năm 2022. Trường hợp giá dầu Brent giảm dưới mức 85 USD/thùng, BSR có rủi ro trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng PVS, giai đoạn cuối năm 2022 sẽ là giai đoạn chuẩn bị triển khai các hợp đồng lớn như dự án Điện gió Hải Long, do đó so với cùng kỳ năm 2021 khả năng chưa có nhiều đột biến.

Cổ phiếu tiềm năng: PVT, BSR, GAS

Năng lượng điện: Theo EVN, sản lượng sản xuất điện Việt Nam trong tháng 7 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,2%. Trong đó, thủy điện và năng lượng tái tạo ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất. Ngược lại, sản lượng nhiệt điện than giảm 20% trong tháng 7 và 17% trong 7 tháng đầu năm. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 8/2022, nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tuy nhiên cường độ nắng nóng không gay gắt; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện nhiều ngày mưa rào và dông.

Cổ phiếu tiềm năng: PC1, PPC, NT2, BWE.

Dệt may: Trong tháng 8/2022 và 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 3,8 tỷ USD (+42,4% so với cùng kỳ 2021) và 26 tỷ USD (+23,1%). Tốc độ tăng trưởng trở lại mức cao sau khi giảm tốc trong tháng 7. Hoạt động sản xuất mảng may mặc vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh khi IIP (chỉ số sản xuất) tháng 8 và 8 tháng tăng lần lượt 28,2% và 22,5%. Chỉ số sử dụng lao động ngành may mặc tính đến đầu tháng 8 ghi nhận tăng 18,8% so với cùng kỳ.

Cổ phiếu tiềm năng: TNG.

Công nghệ thông tin: Kết quả kinh doanh nửa đầu năm ngành công nghệ thông tin của các doanh nghiệp niêm yết khả quan, nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ. Doanh nghiệp đầu ngành như FPT với lợi thế về năng lực tư vấn, sản phẩm và giải pháp công nghệ vẫn duy trì và đẩy mạnh được các đơn hàng từ thị trường nước ngoài lẫn trong nước, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế duy trì mức tăng trưởng ổn định. CMG cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm, với các mảng kinh doanh chính (kinh doanh quốc tế, khối giải pháp công nghệ và viễn thông) đều tăng cao so với cùng kỳ.

Cổ phiếu tiềm năng: FPT.

Xây dựng: Theo Bộ Tài Chính, tính từ đầu năm đến 31/07/2022, giải ngân đầu tư công ước đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ là 36,71%. Tuy nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang ở mức thấp.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả