Các lý thuyết “dị” truy tìm triệu chứng suy thoái kinh tế
Phàm là việc trên đời đều có nguyên nhân của nó. Cũng như thế, suy thoái kinh tế có vô vàn biểu hiện vụn vặt lẻ tẻ.
Suy thoái kinh tế tuy là khái niệm vĩ mô khá mơ hồ - nhưng dưới con mắt tinh tường của các doanh nhân, nhà kinh tế có bộ óc siêu hạng, nó dường như để lại dấu hiệu trong tất cả hiện tượng, dù nhỏ nhất và hoàn toàn thuyết phục.
Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) mới đây đã chứng minh khả năng… thay quần lót mới của nam giới có liên quan mật thiết đến “sức khỏe” nền kinh tế.
Sự kiện chứng minh cho lập luận này là thời kỳ khủng hoảng tài chính 2007 - 2009 doanh số bán đồ lót nam tại Mỹ giảm mạnh, nhưng lại tăng nhanh sau đó 1 năm khi kinh tế phục hồi.
Nhiều người ngạc nhiên khi dùng đồ lót làm thước đo kinh tế, cũng vì lý do đậm đặc kinh tế, trị giá toàn cầu của ngành công nghiệp đồ lót gần 300 tỷ USD, tương đương quy mô một nền kinh tế cỡ trung bình hiện nay.
Thương hiệu Victoria’s Secret đã sản xuất chiếc áo lót có tên Dream Angels Fantasy Bra trị giá 1 triệu USD, tương đương với tài sản của một người giàu ở các nước đang phát triển, bằng tổng thu nhập của 800.000 người nghèo ở châu Phi/ngày.
Một chiếc áo lót đơn giản của Hanro, hãng nội y Thụy Sĩ có giá từ 54 - 200 USD; chiếc quần lót rẻ nhất do Cotton Club (Italy) sản xuất là 100/USD, vượt xa nhu cầu tối thiểu của hàng tỉ người trên thế giới. Có hai lý do để dùng sản phẩm này đo đếm khủng hoảng kinh tế:
Thứ nhất, đồ lót là món hàng thiết yếu của thiết yếu, con người có thể thiếu ăn chứ ít khi thiếu mặc, người Á đông có câu “ăn cho mình, mặc cho người”. Tất nhiên, khi không thể mua cái quần lót mới nghĩa là kinh tế đã kiệt quệ.
Thứ hai, thông qua doanh số bán đồ lót xa xỉ hoàn toàn có thể đánh giá công việc kinh doanh của giới nhà giàu, không ai khác ngoài giới thượng lưu - tầng lớp vận hành nền kinh tế, luôn luôn nhạy bén với thời cuộc.
“Hiệu ứng son môi” hay sự bùng nổ các tòa nhà chọc trời và hẹn hò trực tuyến cũng có ý nghĩa tương tự đối với việc nhận định khả năng khủng hoảng hay phục hồi kinh tế.
Xét dưới góc độ triết học đó là mối quan hệ biện chứng giữa “cái chung”, “cái riêng” và “cái đơn nhất”. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông quá cái riêng để biểu hiện mình.
Nghĩa là khủng hoảng kinh tế không tách khỏi những biểu hiện lẻ tẻ, thông qua cái lẻ tẻ như đồ lót, son môi,…để biểu hiện ra bên ngoài. Cũng có thể đặt câu hỏi ngược lại, khủng hoảng kinh tế không biểu hiện qua đời sống hàng ngày thì biểu hiện ở đâu? Và liệu “nó” biểu hiện ở đâu đó thì có tách khỏi nhu cầu thiết yếu?
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung. Nghĩa là càng nhiều cá nhân không mua đồ lót càng chứng tỏ đằng sau đó có nguyên nhân gì đó rất chung, cụ thể ở đây là khó khăn kinh tế - là cái chung.
Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng là cái toàn bộ, nó không gia nhập hết vào cái chung. Điều này giải thích vì sao những phân tích nhỏ nhặt của chủ tịch FED - tuy đúng nhưng không đạt tỷ lệ cao, để có kết quả tốt hơn cần xâu chuỗi thật nhiều cái riêng. Không chỉ là chuyện đồ lót, son môi; lớn hơn là suy giảm tăng trưởng trên phạm vi rộng.
Xét ở góc độ khoa học kinh tế, các quan sát có vẻ “dị” như trên thực chất là một phân ngành quan trọng của kinh tế học vi mô, hay còn gọi là kinh tế tầm nhỏ, phạm vi hẹp, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào quá trình kinh tế.
Có thể coi kinh tế học vi mô đóng góp những “viên gạch” để kinh tế học vĩ mô xây nên “bức tường” bằng cách rút tỉa những gì mang tính bản chất, tất nhiên, lặp đi lặp lại cho tính chu kỳ - cái được gọi là “quy luật kinh tế”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận