menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trọng Đạt

Các loại bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán

Khi đọc bài viết này, bạn hãy luôn tự đặt câu hỏi cho mình rằng: Bạn đã từng hoặc có đang vướng phải những bẫy tâm lý giao dịch này không?

Khi mắc kẹt trong 5 bẫy tâm lý giao dịch được chia sẻ trong bài viết, nhà đầu tư sẽ khó có thể đưa quyết định đầu tư chính xác.

1, Bẫy tâm lý bầy đàn

Số lượng các nhà đầu tư cá nhân bước vào thị trường chứng khoán ngày càng ồ ạt. Nhiều người trong số đó không có am hiểu sâu sắc về thị trường, thậm chí không hiểu thực chất doanh nghiệp mà họ lựa chọn để đầu tư. Thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm, nhiều nhà đầu tư thường chạy theo số đông mà không lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Dấu hiệu cụ thể của bẫy tâm lý bầy đàn là khi đám đông cùng mua vào một loại cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng nhanh, tạo ra giá ảo trên thị trường. Hoặc, vì lo sợ giá cổ phiếu giảm, nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán tháo.

Việc chạy theo số không không phải lúc nào cũng sai. Nếu bạn bắt được đúng đầu trend, bạn sẽ thưởng thức được cả trend dài và có tiềm năng thu lợi nhuận lớn. Thế nhưng, nếu bạn bắt vào cuối trend, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng trong các quyết định đầu tư của mình. Hơn nữa, chắc chắn có một khoảng trễ nhất định giữa thời điểm “tin đồn” được đưa ra cho đến khi bạn tiếp nhận thông tin đó, giữa hai thời điểm này, thị trường chứng khoán có thể đã thay đổi rất nhiều và thông tin bạn nhận được không còn chính xác.

Tóm lại, không có đúng sai trong chuyện đi theo số đông hay đi ngược số đông, điều quan trọng là bạn quyết định dựa trên phân tích và nguyên tắc đầu tư của cá nhân bạn, chứ không phải quyết định vì những người xung quanh đang làm thế.

2, Bẫy tâm lý định kiến

Bẫy tâm lý giao dịch thường gặp tiếp theo là bẫy định kiến. Biểu hiện của người vướng bẫy tâm lý giao dịch định kiến là họ quá trung thành, bám chấp vào những phân tích ban đầu của bản thân, họ rất đồng tình với những ý kiến đầu tư cùng quan điểm và ghét bỏ những ý kiến trái chiều. Họ chỉ đọc những thông tin thị trường liên quan đến quan điểm đầu tư của họ, mà không đọc những thứ trái ngược với quan điểm đó.

Trên thực tế, việc tồn tại những ý kiến trái chiều là điều tất yếu phải có trong thị trường chứng khoán. Bản chất một giao dịch chỉ được thực hiện khi lệnh mua và lệnh bán cùng diễn ra. Nếu như cả thị trường cùng một quan điểm đầu tư, cùng yêu quý một vài mã cổ phiếu nhất định, thị trường đó sẽ không thể vận hành.

Vì vậy, các chuyên gia FinPeace đều cùng quan điểm rằng, lắng nghe các ý kiến trái chiều trong đầu tư là một cơ sở quan trọng để cho sự phát triển vượt trội. Bạn nên có một quan điểm đầu tư rõ ràng, nhưng không vì thế mà bám chấp vào nó và phủ nhận hoàn toàn các ý kiến đầu tư khác. Hãy nhớ rằng, không có quan điểm, phương pháp đầu tư nào là luôn đúng. Thay vào đó, hãy tìm hiểu xem lối tư duy đằng sau quan điểm đầu tư này là gì, chấp nhận rằng có những thứ ở trong quan điểm đầu tư này khiến mình khó chịu, không đồng tình, và cũng tự hỏi rằng liệu mình có thể học hỏi được điều gì ở quan điểm đầu tư đó hay không.

3, Bẫy thông tin

Tiếp nhận quá nhiều thông tin cũng là một bẫy tâm lý giao dịch. Trong bối cảnh ai cũng nói về đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nếu không cẩn thận rất dễ bị bội thực thông tin. Tin tức trên báo chí, thảo luận trong các hội nhóm forum, chia sẻ lời khuyên của bạn bè đồng nghiệp,… tất cả đều có khả năng khiến nhà đầu tư bối rối. Thông tin xuất hiện quá nhiều, không được kiểm chứng đúng sai, cũng không được sắp xếp theo một quy trình cụ thể. Việc tiếp nhận quá nhiều thông tin có thể khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái “phân tích tê liệt”, giảm khả năng đưa ra quyết định chính xác, thường xuyên nghi ngờ và lo lắng về quan điểm đầu tư của mình và rất dễ rơi vào hội chứng FOMO (fear of missing out).

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư cần xây dựng một màng lọc thông tin đủ chất lượng: chủ động tìm hiểu những thông tin bạn cần, tiếp nhận thông tin từ những nguồn đáng tin cậy như báo chí chính thống hoặc các đơn vị tài chính uy tín, các chuyên gia lâu năm trong nghề,… để có những sự hiểu biết đủ đầy và khách quan nhất.

4, Bẫy quá khứ

Với các nhà đầu tư có kinh nghiệm, cảm xúc từ những lần đầu tư trong quá khứ cũng có thể khiến họ rơi vào bẫy tâm lý giao dịch. Người đã thắng nhiều lần thì sẽ có tâm lý quá tự tin vào khả năng và phương pháp giao dịch của mình. Trong khi đó, bẫy tâm lý giao dịch này sẽ khiến người có nhiều lần thua lỗ nảy sinh tâm lý lo lắng, muốn gỡ lỗ nhanh.

Cả hai bẫy tâm lý giao dịch này đề gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình đầu tư. Ở chiều hướng thứ nhất, khi đầu tư thắng lợi một số giao dịch, nhà đầu tư sẽ có cảm giác của người chiến thắng, và hình thành tâm lý “cách làm của tôi là số một”. Thế nhưng, cách thức để đưa bạn đến thành công ở thời điểm hiện tại, chưa chắc đã đưa bạn đến những thành công tiếp theo. Một triết lý đầu tư có thể rất hiệu quả ở một giai đoạn, nhưng nếu nhà đầu tư không đủ tỉnh táo để quan sát thị trường và nhìn nhận lại cách làm của mình, họ vẫn có thể thua lỗ. Và tệ hơn là, họ không thể hiểu được tại sao triết lý giao dịch vững vàng đến thế mà lại không chiến thắng.

Ở chiều hướng ngược lại, sau một vài lần thua lỗ, nhà đầu tư lại sinh ra tâm lý lo lắng và đặt mục tiêu là “về bờ”. Kết quả là, họ thoát lệnh khi mới có một phần lợi nhuận rất nhỏ so với kế hoạch ban đầu, trong khi deal đầu tư đó hoàn toàn có thể có mức lợi nhuận cao hơn rất nhiều. Nếu như mang tư duy này, nhà đầu tư sẽ không thể tiến xa được.

Với FinPeace, chúng tôi quan niệm rằng, tốt nhất là không có trạng thái tâm lý nào khi đầu tư, không quá tự tin, cũng lo lắng sợ hãi.

5, Nghiện giao dịch

Về bản chất, một giao dịch chứng khoán luôn có thắng và thua, mỗi khi đặt xong một lệnh đầu tư, trong cơ thể chúng ta sẽ có nhiều hoạt chất dâng cao, khiến ta có cảm giác sôi sục hào hứng. Nhất là khi, trong giao dịch chứng khoán, thắng thua đều được quy đổi ra tiền, tạo cảm giác như đang đánh bạc. Điều này dẫn nhà đầu tư đến việc rơi vào một loại bẫy tâm lý giao dịch khác: nghiện giao dịch. Người vừa chiến thắng thì muốn tiếp tục chiến thắng, bỏ qua những rủi ro có thể xảy ra. Người vừa thua lỗ thì lại muốn “gỡ gạc” nhanh bằng những deal tiếp theo mà không suy tính kỹ lưỡng.

Về bản chất, bẫy tâm lý giao dịch này xuất phát từ việc coi việc đầu tư chứng khoán như một trò chơi, càng chơi hàng hăng và càng muốn kiểm soát. Thay vào tư duy này, hãy coi việc giao dịch như một công việc đơn thuần như mọi công việc khác, tâm lý nghiện giao dịch sẽ giảm xuống.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả