Các lệnh cấm vận của phương Tây giúp Nga gần hơn với châu Á
Tổng thống Nga gọi các biện pháp trừng phạt của phương Tây là 'mối đe dọa đối với toàn thế giới' và giúp nước này xây dựng mối quan hệ tốt hơn với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên nước này sau cuộc chiến ờ Ukraina là "mối đe dọa đối với toàn thế giới" và nói rằng các nỗ lực nhằm cô lập Nga là vô ích khi nước này xoay trục sang châu Á.
Phát biểu trên của ông Putin được đưa ra trong bài tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở thành phố cảng Vladivostok hôm thứ Tư (7/9).
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, Nga. Ảnh: [Sergei Bobylev / The Associated Press]
Trước đó, phía Nga có thông báo rằng ông Putin sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới tại Uzbekistan.
Cũng trong phát biểu của mình, ông Putin đã mô tả các lệnh trừng phạt của phương Tây là "những nỗ lực hung hăng không che đậy nhằm áp đặt hành vi lên các quốc gia khác, tước bỏ chủ quyền của họ và phục tùng họ theo ý muốn".
Nhận xét này được đưa ra sau khi Điện Kremlin hôm thứ Hai cho biết, các dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức sẽ không tiếp tục đầy đủ cho đến khi các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Ông Putin phủ nhận rằng Moscow đã "vũ khí hóa" thị trường năng lượng, như nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã tuyên bố.
Bài phát biểu này được đưa ra sau khi nhóm G7 vào tuần trước đồng ý về giới hạn giá dầu trong một nỗ lực làm suy yếu doanh thu của Nga.
Các bộ trưởng Liên minh châu Âu cũng chuẩn bị thảo luận về mức giới hạn giá khí đốt của Nga vào thứ Sáu trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần, một điều mà ông Putin cho rằng là "ngu ngốc" trong bài phát biểu của mình tại Vladivostok.
Ngoài ra, trong bài phát biểu của mình, ông Putin cho biết ông sẽ hủy hợp đồng cung cấp với châu Âu nếu các nước áp đặt giới hạn lên giá dầu của Nga.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng, các hành động của các nước phương Tây và cuộc xung đột đang diễn ra tốn kém ở Ukraina, đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước khi nói rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm "khoảng 2% hoặc một nhiều hơn một chút "vào năm 2022, một dự báo lạc quan hơn so với những gì Bộ Kinh tế Nga đã đưa ra trước đó.
Ông Putin cho biết thặng dư ngân sách của Nga năm nay sẽ ở mức 1,5 nghìn tỷ rúp (24,5 tỷ USD), mặc dù Bloomberg đã đưa tin, trích dẫn một báo cáo nội bộ của chính phủ, rằng Moscow đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài trong những năm tới.
"Dù ai đó có muốn cô lập Nga đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể làm được điều này", ông Putin nói và lưu ý rằng "vai trò… của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể".
Ông nói thêm rằng quan hệ đối tác trong khu vực "sẽ tạo ra những cơ hội mới to lớn cho người dân của chúng tôi".
(Trung Quốc đã đồng ý thanh toán tiền mua dầu Nga bằng đồng rúp.)
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov nói với các hãng thông tấn rằng ông Putin và ông Tập sẽ gặp nhau vào tuần tới tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Uzbekistan. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi Nga tấn công Ukraina từ ngày 24 tháng 2.
Vài ngày trước cuộc tấn công, ông Putin và ông Tập đã ký một thỏa thuận cam kết rằng quan hệ giữa hai nước sẽ "không có giới hạn".
Hôm thứ Ba, ông Putin đã tham dự các cuộc tập trận toàn diện ở miền Đông nước này với sự tham gia của các lực lượng vũ trang đến từ Trung Quốc.
Trong một dấu hiệu thắt chặt hơn nữa quan hệ, Nga hôm thứ Ba tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ chuyển từ USD sang tiền tệ quốc gia của hai nước - nhân dân tệ và rúp - để thanh toán cho việc giao khí đốt tự nhiên của Nga.
Hôm thứ Tư, ông Putin cho biết "niềm tin đã bị mất đi" đối với USD, euro và bảng Anh, và Nga đang tách mình khỏi những loại tiền tệ "không đáng tin cậy, bị tổn hại" như vậy.
Nguồn: Tổng hợp
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận