Các hãng bán lẻ phương Tây chạy đua bán hàng cho người gốc Á dịp Tết Nguyên đán
Nhiều thương hiệu nổi tiếng của phương Tây như Apple, Gucci, Nike hay Sephora đều đã chạy những chiến dịch quảng cáo và tung ra nhiều bộ sưu tập ở nước ngoài, chủ yếu nhắm đến khách hàng Trung Quốc.
Khoảng thời gian dài giữa năm mới theo lịch Dương và ngày Lễ Tình yêu (14/2) thường khá ảm đạm với các nhà bán lẻ phương Tây.
Người dân mệt mỏi về thể chất và cũng đã cạn tiền sau các đợt nghỉ lễ, đồng thời cũng chẳng có lý do gì để chúc mừng nhau, nhiều hãng bán lẻ phương Tây thường tự nghĩ ra một số dịp của riêng họ, ví như ngày cả nước mua sắm du lịch (14/1/2020).
Trong thập kỷ qua, rất nhiều thương hiệu cả xa xỉ và bình dân cũng đã bổ sung thêm một ngày nghỉ mới vào lịch của họ, những ngày này được hơn 1 tỷ người trên thế giới ăn mừng mỗi năm: Tết Nguyên đán.
Tại Mỹ, người ta thường nhắc đến dịp này với cái tên “Năm mới của người Trung Quốc”, tuy nhiên dùng từ Tết Nguyên đán sẽ chính xác hơn bởi dịp này cũng là dịp ăn mừng nói chung của người dân nhiều nước khác ngoài Trung Quốc.
Ngày khởi đầu của Tết Nguyên đán năm 2020 năm nay rơi vào ngày 25/1/2020. Dịp Tết Nguyên đán này được tổ chức trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần tại Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Ngày của Tết Nguyên đán được tính theo lịch của mặt trăng
Cách tổ chức ăn mừng năm mới khác nhau tại mỗi nước và mỗi nền văn hóa, thế nhưng nhìn chung ở các nước kỷ niệm nó, người ta đều coi nó là một dịp vô cùng quan trọng. Người ta tổ chức những bữa ăn gia đình, tậng tiền hay quà để chúc may mắn, kỷ niệm trên đường phố và bắn pháo hoa. Tại Trung Quốc, dịp Tết Nguyên đán có khi kéo dài tận 15 ngày. Tại Hàn Quốc là 12 ngày và Việt Nam là 1 tuần.
Có nhiều các dịp lễ hội khác được tổ chức sau ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch. Ví như người ở khu vực Tây Tạng sau đó mới tổ chức năm mới vào ngày 24/2/2020 còn người Campuchia tổ chức năm mới vào ngày 14/4/2020.
Chắc chắn rằng việc cộng đồng người gốc Á ngày một tăng trưởng về quy mô tại Mỹ, đặc biệt nhóm người có gốc Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, đã khiến cho Tết Nguyên đán được biết đến nhiều hơn. Những hoạt động mừng Tết Nguyên đán sôi động nhất thường diễn ra ở nhiều khu vực trung tâm thành phố như ở Los Angeles, New York và San Francisco của Mỹ.
Cũng giống như phần lớn các dịp lễ khác, Tết Nguyên đán đã trở thành dịp để các nhà bán lẻ bán hàng, áo khoác hoặc túi xách với nhiều biểu tượng văn hóa. Dù rằng có nhiều dịp lễ sau đó nhưng các công ty phương Tây chủ yếu tập trung vào Tết Nguyên đán bởi xét đến quy mô quá lớn của nó.
Nhiều thương hiệu nổi tiếng của phương Tây như Apple, Gucci, Nike hay Sephora đều đã chạy những chiến dịch quảng cáo và tung ra nhiều bộ sưu tập ở nước ngoài, chủ yếu nhắm đến khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên những hoạt động kinh doanh này cũng tạo ra làn sóng mới trên thị trường Mỹ. Nhiều trung tâm thương mại và giải trí tại nhiều thành phố lớn của Mỹ cũng đang tổ chức nhiều hoạt động mừng dịp Tết Nguyên đán. Dù các nhà kinh doanh kiếm được nhiều tiền từ dịp này như vậy, Tết Nguyên đán vẫn không được chọn là ngày nghỉ liên bang Mỹ.
Năm 2020 là năm con chuột, con chuột không phải con vật dễ thương nhất trên thế giới. Thế nhưng điều này cũng không ngăn được việc nhiều nhà bán lẻ thời trang và mỹ phẩm công bố bộ sưu tập sản phẩm có liên quan đến chuột: Gucci và Adidas đã hợp tác với Disney để tung ra bộ sưu tập mới về Mickey Mouse – con chuột nổi tiếng nhất thế giới.
Hãng Rag & Bone tung ra áo chui cổ hình chuột, Moschino cũng bán ra sản phẩm có hình chuột. Nhiều hãng bán lẻ khác chọn cách hút khách hàng truyền thống hơn, ví như bán ra thị trường bộ sưu tập giày lấy cảm hứng từ nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc.
Dù đã rất cố gắng, các hãng bán lẻ phương Tây vẫn không tránh được những lời chỉ trích rằng họ đang thương mại hóa dịp nghỉ lễ nhằm kiếm tiền. Không chỉ nhắm đến dịp Tết Nguyên đán, nhiều thương hiệu đã nhắm đến dịp Tết Trung thu của nhiều nước châu Á hay dịp Ramadan của người theo đạo Hồi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận